HƯỚNG DẪN Kỹ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh đầu vụ xuân năm 2023

Đăng lúc: 08/03/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay trên địa bàn xã cây lúa đang bước vào giai đoạn hồi xanh đến đẻ nhánh rộ. Thời gian qua thời tiết ấm áp, thuận lợi cho nhân dân tập trung chăm bón tạo điều kiện cho cây lúa xuân sinh trưởng và phát triển tốt. Qua kiểm tra thăm đồng trên đồng ruộng đang xuất hiện hiện tượng vàng lá sinh lý trên hầu hết các giống, ngoài ra có một số đối tượng sâu bệnh phát sinh như:Chuột, ruồi đục nõn và bệnh đạo ôn trên cây lúa. Thời gian tới điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp sáng có mưa phùn rải rác, hoặc có sương mù, ẩm độ cao, cùng với việc nhân dân tập trung bón thúc, cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh. Đây là điều kiện thích hợp để các đối tượng sâu bệnh phát sinh phát triển như: Ruồi đục nõn, chuột, và đặc biệt bệnh đạo ôn sẽ có nguy cơ phát tán lây lan rộng trên các giống nhiễm, bón phân không cân đối.
maxresdefault.jpg

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật theo dõi và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đầu vụ hiệu quả. UBND xã hướng dẫn các biện pháp phát hiện, phòng trừ sâu bệnh hại lúa đầu vụ xuân 2023 cụ thể như sau: * Đối với hiện tượng vàng lá sinh lý, nghẹt rễ: + Hiện tượng vàng lá sinh lý, nghẹt rễ: Lá gốc vàng, bộ rễ kém phát triển, ít rễ trắng, cây lúa đẻ nhánh kém, thường xuất hiện ở những chân ruộng chua, ruộng sâu nước Biện pháp xử lý: Rút nước, bón vôi bột sau để ruộng khô 2-3 ngày sau tháo nước vào và bón lân bột hoặc các dòng lân qua lá như: Phân lân vi sinh, Siêu lân, Poly feed (5 chim én), Antonik 1.8SL… Khi lá và rễ mới ra mới tiến hành chăm sóc bình thường. * Đối với chuột: Chuột sẽ gây hại mạnh hơn từ giai đoạn lúa đứng cái, hại mạnh cục bộ trên diện tích lúa hay mất nước, gần làng, gần cồn, bãi. Cần tuyên truyền để diệt 2 chuột đồng loạt bằng các loại thuốc như: Rat K2%DP, Rat Kill 2%, Kaletox 200WP …. * Đối với ruồi đục nõn: Cần kiểm tra và chỉ khuyến cáo phun thuốc trên diện tích bị hại có tỷ lệ lá hại >10% (đối với ruồi đục nõn), không xử lý thuốc trên diện rộng làm ảnh hưởng đến môi trường và sự phát sinh của rầy vào cuối vụ. Các loại thuốc sử dụng như: Virtaco 40 WG, Prevathon 5SC,Neretox 95WP, Dylan 2 EC, Comda gold 5WG,… * Đối với bệnh đạo ôn: Bệnh đã xuất hiện cục bộ trên các giống nhiễm như nếp thơm, TBR225, Q5 hoặc J02. Dự kiến trong tháng 3 có nền nhiệt ấm kèm theo mưa phùn hoặc sáng có sương bệnh sẽ phát sinh mạnh trên các giống lúa như: Nếp thơm, Q5, TBR225, J02,BC15,....và có nguy cơ cháy ổ, cháy chòm. Những ruộng bị bệnh cần ngừng bón phân và không phun phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng. Luôn giữ mực nước trong ruộng 3- 5cm đảm bảo sinh trưởng cho cây và đảm bảo hiệu quả của việc phòng trừ bệnh. Thực hiện phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện và sử dụng một số loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ bệnh như: Filia 525 SE, Fujione 40 EC, Beam 75WP, Kabim 30 WP, Angate 75WP, Kasoto 200 SC, Ninja 35EC... Phun đủ lượng nước thuốc đã pha 30 - 40 lít/500m2 , phun khi lá khô sương. Ngoài ra, sâu keo mùa thu trên cây ngô: Xuất hiện và gây hại khi ngô từ 3 lá, phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như: Bacillus thuringienis; Spintoram; Indoxacard;.. (VK 12, Match 050EC, Clever 300WG,..). Chú ý: Khi phun cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng. Trên đây là hướng dẫn của UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn bà con nông dân kiểm tra thăm đồng và phòng trừ sâu bệnh đầu vụ xuân năm 2023, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất./

HƯỚNG DẪN Kỹ thuật theo dõi và phòng trừ sâu bệnh đầu vụ xuân năm 2023

Đăng lúc: 08/03/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay trên địa bàn xã cây lúa đang bước vào giai đoạn hồi xanh đến đẻ nhánh rộ. Thời gian qua thời tiết ấm áp, thuận lợi cho nhân dân tập trung chăm bón tạo điều kiện cho cây lúa xuân sinh trưởng và phát triển tốt. Qua kiểm tra thăm đồng trên đồng ruộng đang xuất hiện hiện tượng vàng lá sinh lý trên hầu hết các giống, ngoài ra có một số đối tượng sâu bệnh phát sinh như:Chuột, ruồi đục nõn và bệnh đạo ôn trên cây lúa. Thời gian tới điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp sáng có mưa phùn rải rác, hoặc có sương mù, ẩm độ cao, cùng với việc nhân dân tập trung bón thúc, cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh. Đây là điều kiện thích hợp để các đối tượng sâu bệnh phát sinh phát triển như: Ruồi đục nõn, chuột, và đặc biệt bệnh đạo ôn sẽ có nguy cơ phát tán lây lan rộng trên các giống nhiễm, bón phân không cân đối.
maxresdefault.jpg

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật theo dõi và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đầu vụ hiệu quả. UBND xã hướng dẫn các biện pháp phát hiện, phòng trừ sâu bệnh hại lúa đầu vụ xuân 2023 cụ thể như sau: * Đối với hiện tượng vàng lá sinh lý, nghẹt rễ: + Hiện tượng vàng lá sinh lý, nghẹt rễ: Lá gốc vàng, bộ rễ kém phát triển, ít rễ trắng, cây lúa đẻ nhánh kém, thường xuất hiện ở những chân ruộng chua, ruộng sâu nước Biện pháp xử lý: Rút nước, bón vôi bột sau để ruộng khô 2-3 ngày sau tháo nước vào và bón lân bột hoặc các dòng lân qua lá như: Phân lân vi sinh, Siêu lân, Poly feed (5 chim én), Antonik 1.8SL… Khi lá và rễ mới ra mới tiến hành chăm sóc bình thường. * Đối với chuột: Chuột sẽ gây hại mạnh hơn từ giai đoạn lúa đứng cái, hại mạnh cục bộ trên diện tích lúa hay mất nước, gần làng, gần cồn, bãi. Cần tuyên truyền để diệt 2 chuột đồng loạt bằng các loại thuốc như: Rat K2%DP, Rat Kill 2%, Kaletox 200WP …. * Đối với ruồi đục nõn: Cần kiểm tra và chỉ khuyến cáo phun thuốc trên diện tích bị hại có tỷ lệ lá hại >10% (đối với ruồi đục nõn), không xử lý thuốc trên diện rộng làm ảnh hưởng đến môi trường và sự phát sinh của rầy vào cuối vụ. Các loại thuốc sử dụng như: Virtaco 40 WG, Prevathon 5SC,Neretox 95WP, Dylan 2 EC, Comda gold 5WG,… * Đối với bệnh đạo ôn: Bệnh đã xuất hiện cục bộ trên các giống nhiễm như nếp thơm, TBR225, Q5 hoặc J02. Dự kiến trong tháng 3 có nền nhiệt ấm kèm theo mưa phùn hoặc sáng có sương bệnh sẽ phát sinh mạnh trên các giống lúa như: Nếp thơm, Q5, TBR225, J02,BC15,....và có nguy cơ cháy ổ, cháy chòm. Những ruộng bị bệnh cần ngừng bón phân và không phun phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng. Luôn giữ mực nước trong ruộng 3- 5cm đảm bảo sinh trưởng cho cây và đảm bảo hiệu quả của việc phòng trừ bệnh. Thực hiện phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện và sử dụng một số loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ bệnh như: Filia 525 SE, Fujione 40 EC, Beam 75WP, Kabim 30 WP, Angate 75WP, Kasoto 200 SC, Ninja 35EC... Phun đủ lượng nước thuốc đã pha 30 - 40 lít/500m2 , phun khi lá khô sương. Ngoài ra, sâu keo mùa thu trên cây ngô: Xuất hiện và gây hại khi ngô từ 3 lá, phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất như: Bacillus thuringienis; Spintoram; Indoxacard;.. (VK 12, Match 050EC, Clever 300WG,..). Chú ý: Khi phun cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng. Trên đây là hướng dẫn của UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn bà con nông dân kiểm tra thăm đồng và phòng trừ sâu bệnh đầu vụ xuân năm 2023, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất./
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT