Tuyên truyền một số biện pháp chăm sóc lúa xuân đầu vụ.

Đăng lúc: 17/02/2023 (GMT+7)
100%

Đến thời điểm này, bà con nông dân trong xã đã gieo cấy xong lúa Xuân 2023, lúa trong giai đoạn bén dễ hồi xanh, đẻ nhánh, một số hộ đã tiến hành trắm, dặm, bón phân. Để giúp lúa xuân sinh trưởng phát triển tốt, UBND xã Tuyên truyền một số biện pháp chăm sóc lúa phát triển thuận lợi.maxresdefault.jpg
Về điều tiết nước: Vụ xuân "lúa lấy nước làm áo" nên cần giữ mực nước nông đều khắp mặt ruộng giúp cho lúa đẻ nhánh tốt, đặc biệt lúa vừa gieo cấy lại nhanh bén rễ hồi xanh. Không được để cho ruộng khô hạn hoặc ngập lún.
Đối với lúa cấy, duy trì mực nước nông 3 - 5 cm. Khi lúa đẻ được 7 – 8 nhánh/khóm, tiến hành rút nước lộ ruộng, khi ruộng nứt chân chim thì đưa nước trở lại, sau đó rút và đưa nước xen kẽ.
Đối với lúa gieo thẳng: Sau gieo đến khi mạ mũi chông trở đi thì duy trì mực nước nông và tiến hành dặm tỉa “nhổ chỗ dày, bày chỗ thưa”. Sau tỉa dặm khoảng 10 ngày thì rút cạn nước lộ ruộng để hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai.
Về Bón thúc đẻ nhánh: Căn cứ vào chất đất ruộng, giống lúa, loại phân bón lót để xác định lượng phân bón thúc đẻ nhánh cho phù hợp. Bón vào ngày nắng ấm, khi lá lúa đã khô.
+ Đối với lúa cấy: bón thúc khi lúa bén rễ, hồi xanh, rễ trắng dài khoảng 2,5cm.
+ Đối với lúa gieo thẳng: bón kết hợp với tỉa dặm, khi lúa có 3 – 4 lá (mật độ tỉa dặm: 80 - 100 dảnh/m2). Lượng phân bón thúc đẻ nhánh tùy thuộc từng loại phân theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Bà con chú ý phân Urê bón lót và bón thúc đẻ nhánh đối với các giống lúa hiện nay chiếm 80 – 90% tổng lượng phân bón cả vụ, bón theo nguyên tắc “Nặng đầu, nhẹ cuối”.
Đối với các chân ruộng trũng, các giống yếu cây, giống dễ nhiễm bênh đạo ôn nên giảm lượng phân Urê khoảng 10% và tăng 10% lượng phân Kali. Đối với ruộng cao, ruộng đầu lô làm đất bằng máy lớn phải tăng 20% lượng phân Đạm và 10% Kali. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân tổng hợp NPK, NPKS, phân DAP, phân Urê chậm tan thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Về Phòng trừ sâu bệnh: Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, diệt chuột bằng thuốc Gimlet và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chủ động phòng diệt ốc bươu vàng và cỏ dại: Nếu trời ấm, ốc sinh sản rất nhanh, gây hại cho lúa non nhất là những ruộng nhiều nước. Nếu số lượng ốc bươu ít thì dùng phương pháp nhặt bắt thủ công, nếu nhiều trộn thuốc diệt ốc bươu vàng với phân bón hoặc cát để vãi. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc, ruộng lúa phải có mực nước nông, tuyệt đối không để ruộng quá cạn hoặc quá nhiều nước sẽ gây hại cho lúa. Sau khi sử dụng thuốc xong phải giữ lớp nước đều khoảng 5 – 7 ngày để tăng hiệu lực của thuốc.
Hiện nay do thời tiết chênh lệch biên độ ngày và đêm cao là điều kiện để bệnh Đạo ôn bùng phát, do đó Bà con cần thường xuyên theo dõi đồng ruộng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo khuyến cáo của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp xã để đạt hiệu quả cao ngay từ đầu vụ.
(Trịnh Hà)

Tuyên truyền một số biện pháp chăm sóc lúa xuân đầu vụ.

Đăng lúc: 17/02/2023 (GMT+7)
100%

Đến thời điểm này, bà con nông dân trong xã đã gieo cấy xong lúa Xuân 2023, lúa trong giai đoạn bén dễ hồi xanh, đẻ nhánh, một số hộ đã tiến hành trắm, dặm, bón phân. Để giúp lúa xuân sinh trưởng phát triển tốt, UBND xã Tuyên truyền một số biện pháp chăm sóc lúa phát triển thuận lợi.maxresdefault.jpg
Về điều tiết nước: Vụ xuân "lúa lấy nước làm áo" nên cần giữ mực nước nông đều khắp mặt ruộng giúp cho lúa đẻ nhánh tốt, đặc biệt lúa vừa gieo cấy lại nhanh bén rễ hồi xanh. Không được để cho ruộng khô hạn hoặc ngập lún.
Đối với lúa cấy, duy trì mực nước nông 3 - 5 cm. Khi lúa đẻ được 7 – 8 nhánh/khóm, tiến hành rút nước lộ ruộng, khi ruộng nứt chân chim thì đưa nước trở lại, sau đó rút và đưa nước xen kẽ.
Đối với lúa gieo thẳng: Sau gieo đến khi mạ mũi chông trở đi thì duy trì mực nước nông và tiến hành dặm tỉa “nhổ chỗ dày, bày chỗ thưa”. Sau tỉa dặm khoảng 10 ngày thì rút cạn nước lộ ruộng để hạn chế lúa đẻ nhánh lai rai.
Về Bón thúc đẻ nhánh: Căn cứ vào chất đất ruộng, giống lúa, loại phân bón lót để xác định lượng phân bón thúc đẻ nhánh cho phù hợp. Bón vào ngày nắng ấm, khi lá lúa đã khô.
+ Đối với lúa cấy: bón thúc khi lúa bén rễ, hồi xanh, rễ trắng dài khoảng 2,5cm.
+ Đối với lúa gieo thẳng: bón kết hợp với tỉa dặm, khi lúa có 3 – 4 lá (mật độ tỉa dặm: 80 - 100 dảnh/m2). Lượng phân bón thúc đẻ nhánh tùy thuộc từng loại phân theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Bà con chú ý phân Urê bón lót và bón thúc đẻ nhánh đối với các giống lúa hiện nay chiếm 80 – 90% tổng lượng phân bón cả vụ, bón theo nguyên tắc “Nặng đầu, nhẹ cuối”.
Đối với các chân ruộng trũng, các giống yếu cây, giống dễ nhiễm bênh đạo ôn nên giảm lượng phân Urê khoảng 10% và tăng 10% lượng phân Kali. Đối với ruộng cao, ruộng đầu lô làm đất bằng máy lớn phải tăng 20% lượng phân Đạm và 10% Kali. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân tổng hợp NPK, NPKS, phân DAP, phân Urê chậm tan thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Về Phòng trừ sâu bệnh: Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, diệt chuột bằng thuốc Gimlet và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Chủ động phòng diệt ốc bươu vàng và cỏ dại: Nếu trời ấm, ốc sinh sản rất nhanh, gây hại cho lúa non nhất là những ruộng nhiều nước. Nếu số lượng ốc bươu ít thì dùng phương pháp nhặt bắt thủ công, nếu nhiều trộn thuốc diệt ốc bươu vàng với phân bón hoặc cát để vãi. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc, ruộng lúa phải có mực nước nông, tuyệt đối không để ruộng quá cạn hoặc quá nhiều nước sẽ gây hại cho lúa. Sau khi sử dụng thuốc xong phải giữ lớp nước đều khoảng 5 – 7 ngày để tăng hiệu lực của thuốc.
Hiện nay do thời tiết chênh lệch biên độ ngày và đêm cao là điều kiện để bệnh Đạo ôn bùng phát, do đó Bà con cần thường xuyên theo dõi đồng ruộng và phòng trừ sâu bệnh kịp thời theo khuyến cáo của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp xã để đạt hiệu quả cao ngay từ đầu vụ.
(Trịnh Hà)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT