BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỚNG DẪN Phòng trừ bệnh rầy nâu hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023

Đăng lúc: 04/05/2023 (GMT+7)
100%

Kính thưa toàn thể nhân dân!
Hiện nay lúa xuân trong giai đoạn chắc xanh - chín, cây lúa phát triển tốt. Qua điều tra, nắm bắt tình hìnhrầy nâu ở thôn 6, trung thôn, …... Không chủ quan, lơ là để bảo vệ an toàn cho sản xuất lúa vụ Chiêm xuân 2023 và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh rầy nâu và rầy lưng trắng. Ban chỉ đạo sản xuất xã Thiệu Giang viết bài tuyên truyền hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ, cụ thể như sau:
z4318468108045_7ab48d1553cbef5dc896108e8fb57a1d.jpg
Rầy nâu là đối tượng nguy hiểm thường gây hại ở giai đoạn lúa trổ, đặc biệthại nặng khi lúa vào chắc xanh – chín. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, rầy sẽ phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng. Bà con cần thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm khi rầy đang tuổi 1, tuổi 2 ở dạng ổ, chưa phát tán, tiến hành khoanh vùng và xử lý kịp thời bằng các loại thuốc hóa học.
Khi phát hiện trong ruộng có rầy với mật độ cao trên 1.500 con/m2 (2 đến 3 con/rãnh lúa) thì phun trừ bằng các loại thuốc Chét 50WG, Movento 150 OD.... Sau phun 3-5 ngày kiểm tra lại, nếu rầy tiếp tục nở, mật độ còn cao cần phun lại lần 2.
z4318477346677_ae4dc9c007a32eb986613f0ffc7d1ff7.jpg
Trường hợp mật độ rầy quá cao, đen gốc ( trên 10.000 con/m2)có khả năng gây cháy rầy thì sử dụng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như Bassa 50EC, Vibasa 50EC trộn với cát, dầu để vãi ở gốc lúa. Lưu ý: Đối với nhóm thuốc tiếp xúc, xông hơi phải rẽ lúa thành những băng rộng50-60cm, điều tiết nước hợp lý, phun đảm bảo cho thuốc tiếp xúc với rầy. Sau phun 4-5 ngày cần kiểm tra lại, nếu mật độ rầy trên ruộng còn cao thì tiến hành phun lại lần 2.
Trường hợp rầy gây hại mạnh, lúa đã chín gần thu hoạch nên thu hoạch sớm 5-7 ngày để hạn chế thiệt hại do rầy gây ra.
Khi sử dụng thuốc ruộng phải có nước thì hiệu quả trừ rầy mới cao. Nên giữ nước trong ruộng lúa đến khi mật độ rầy giảm, không có khả năng gây hại mới rút nước để chuẩn bị thu hoạch.
Bên cạnh bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng cần theo dõi diễn biến của bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân...... để chủ động phòng trừ.
Bà con cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng ruộng để sớm phát hiện các loại sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Cần thực hiện nguyên tắc 4 đúng: đúng thời điểm, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc. Thời gian phun tốt nhất là vào buổi chiều.
Trên đây là hướng dẫn các biện kỹ thuật phòng trừ dầy nâu hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023, Ban chỉ đạo sản xuất xã hướng dẫn bà con nông dân kiểm tra thăm đồng và phòng trừ, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.

(Trịnh Hà)

BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỚNG DẪN Phòng trừ bệnh rầy nâu hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023

Đăng lúc: 04/05/2023 (GMT+7)
100%

Kính thưa toàn thể nhân dân!
Hiện nay lúa xuân trong giai đoạn chắc xanh - chín, cây lúa phát triển tốt. Qua điều tra, nắm bắt tình hìnhrầy nâu ở thôn 6, trung thôn, …... Không chủ quan, lơ là để bảo vệ an toàn cho sản xuất lúa vụ Chiêm xuân 2023 và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh rầy nâu và rầy lưng trắng. Ban chỉ đạo sản xuất xã Thiệu Giang viết bài tuyên truyền hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa cuối vụ, cụ thể như sau:
z4318468108045_7ab48d1553cbef5dc896108e8fb57a1d.jpg
Rầy nâu là đối tượng nguy hiểm thường gây hại ở giai đoạn lúa trổ, đặc biệthại nặng khi lúa vào chắc xanh – chín. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, rầy sẽ phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng. Bà con cần thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm khi rầy đang tuổi 1, tuổi 2 ở dạng ổ, chưa phát tán, tiến hành khoanh vùng và xử lý kịp thời bằng các loại thuốc hóa học.
Khi phát hiện trong ruộng có rầy với mật độ cao trên 1.500 con/m2 (2 đến 3 con/rãnh lúa) thì phun trừ bằng các loại thuốc Chét 50WG, Movento 150 OD.... Sau phun 3-5 ngày kiểm tra lại, nếu rầy tiếp tục nở, mật độ còn cao cần phun lại lần 2.
z4318477346677_ae4dc9c007a32eb986613f0ffc7d1ff7.jpg
Trường hợp mật độ rầy quá cao, đen gốc ( trên 10.000 con/m2)có khả năng gây cháy rầy thì sử dụng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi như Bassa 50EC, Vibasa 50EC trộn với cát, dầu để vãi ở gốc lúa. Lưu ý: Đối với nhóm thuốc tiếp xúc, xông hơi phải rẽ lúa thành những băng rộng50-60cm, điều tiết nước hợp lý, phun đảm bảo cho thuốc tiếp xúc với rầy. Sau phun 4-5 ngày cần kiểm tra lại, nếu mật độ rầy trên ruộng còn cao thì tiến hành phun lại lần 2.
Trường hợp rầy gây hại mạnh, lúa đã chín gần thu hoạch nên thu hoạch sớm 5-7 ngày để hạn chế thiệt hại do rầy gây ra.
Khi sử dụng thuốc ruộng phải có nước thì hiệu quả trừ rầy mới cao. Nên giữ nước trong ruộng lúa đến khi mật độ rầy giảm, không có khả năng gây hại mới rút nước để chuẩn bị thu hoạch.
Bên cạnh bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng cần theo dõi diễn biến của bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân...... để chủ động phòng trừ.
Bà con cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng ruộng để sớm phát hiện các loại sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Cần thực hiện nguyên tắc 4 đúng: đúng thời điểm, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc. Thời gian phun tốt nhất là vào buổi chiều.
Trên đây là hướng dẫn các biện kỹ thuật phòng trừ dầy nâu hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023, Ban chỉ đạo sản xuất xã hướng dẫn bà con nông dân kiểm tra thăm đồng và phòng trừ, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.

(Trịnh Hà)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT