Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đàn vật nuôi trong vụ Đông Xuân

Đăng lúc: 24/01/2024 (GMT+7)
100%

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ Đông Xuân

Trong vụ đông xuân, thời tiết diễn biến phức tạp giá rét kết hợp với mưa phùn, độ ẩm cao... dễ ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát triển và gây bệnh. Vì vậy, để giảm thiểu những tác động bất lợi do điều kiện thời tiết khí hậu gây nên Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm trong vụ Đông Xuân tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.

*Đối với trâu, bò:

+ Chuồng trại:Cần chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Ngoài ra thì cần sử dụng rơm rạ, cỏ khô lót chuồng cho đàn trâu bò trong mùa đông sẽ làm giảm đáng kể ảnh hưởng thời tiết lạnh đến gia súc, che chắn chuồng trâu, bò bằng bạt hoặc các tấm phên, các bao tải đan lại.

+ Quản lý đàn trâu bò:Những ngày trời rét dưới 150C nên đưa trâu bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, giữ gia súc tại chuồng, không nên chăn thả. Trong những ngày giá rét, mưa phùn bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò (ngô, sắn, cám gạo, thức ăn hỗn hợp,…) để tăng cường sức đề kháng.

+Cung cấp thức ăn và nước uống tại chuồng:Vào những ngày bình thường, người chăn nuôi cho mỗi trâu bò trưởng thành ăn khoảng 25 – 30 kg thức ăn thô và 1 – 1,5kg thức ăn tinh, chia làm hai lần. Nếu vào ngày rét đậm, rét hại dưới 150C thì cần điều chỉnh tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2kg/con/ngày để bổ sung năng lượng giúp trâu bò chống lại giá rét. Chú ý cho trâu, bò ăn thức ăn thô trước rồi mới cho ăn thức ăn tinh, uống nước vì nếu cho ăn thức ăn tinh hay uống nước trước thì trâu, bò có cảm giác no dẫn đến ăn ít thức ăn thô. Ngoài ra để tăng sức đề kháng cho trâu, bò, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung vitamin tổng hợp và muối khoáng; cho trâu bò uống thêm nước muối bằng cách pha nước ấm 37 – 380C với muối nồng độ 0,1 – 0,3% tương đương 10 – 30gam muối/10 lít nước. Người chăn nuôi cần có biện pháp trồng, chế biến và dự trữ thức ăn cho trâu bò, đặc biệt là thức ăn thô vào mùa đông. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét. Người chăn nuôi có thể phơi khô cỏ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua một số loại cỏ, thân cây ngô để chủ động nguồn thức ăn, nâng cao giá trị dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa các loại thức ăn này.

+ Công tác Vệ sinh thú y: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ có vai trò rất quan trọng cần được làm thường xuyên, giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh. Hàng ngày cần quyét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải để xử lý hạn chế gây ô nhiễm môi trường; định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần một lần. Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng như: HanIodin, Benkocid…theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò…

*Đối với đàn lợn:

+ Chuồng trại:Cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi; không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ; không cọ rửa hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C.

+ Cung cấp thức ăn, nước uống:Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các vitamin tổng hợp, men tiêu hóa trộn vào thức ăn, nước uống theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm; đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

+ Chăm sóc:Hàng ngày cần quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn để phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra và kịp thời xử lý. Theo dõi khả năng ăn vào và điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý cho từng loại lợn. Những ngày thời tiết giá lạnh không nên tắm cho lợn, chỉ vệ sinh khô nhất là đối với lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa.

+ Công tác vệ sinh thú y:Hiện nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang tái phát tại nhiều địa phương, vì vậy người chăn nuôi cần làm tốt công tác vệ sinh thú y như: Thu gom và xử lý chất thải hàng ngày bằng các giải pháp phù hợp như: Sử dụng hệ thống biogas, ủ phân vi sinh hoặc dùng đệm lót sinh học… đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Định kỳ khử trùng khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại hóa chất như: HanIodin, Benkocid…. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Tai xanh, Lở mồm long móng…đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi (kiểm soát con người, phương tiện ra vào, yếu tố trung gian…) nhằm hạn chế tối đa việc lây lan, xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi.

*Đối với gà:

+ Chuồng trại:Chuẩn bị đầy đủ phên; bạt để che chắn; chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho đàn gà trong những ngày rét đậm, rét hại đặc biệt là giai đoạn nuôi úm. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đối với chuồng nuôi bằng đệm lót sinh học cần kiểm tra hoạt động của đệm lót để đảm bảo hoạt động phân giải chất thải tốt, kịp thời xử lý khi bị hỏng hoặc hoạt động kém.

+ Cung cấp thức ăn, nước uống:Đảm bảo thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm, bổ sung thêm đường Glucoza, các loại vitamin tổng hợp, men tiêu hóa để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

+ Chăm sóc:Cần quan sát và theo dõi sức khỏe đàn gà hàng ngày đặc biệt là giai đoạn nuôi úm; kịp thời phát hiện và xử lý những biểu hiện bất thường xảy ra. Theo dõi khả năng ăn, uống của đàn gà để điều chỉnh mức ăn cho hợp lý; đảm bảo nguồn thức ăn luôn mới, không bị dính bẩn, nấm mốc và kém phẩm chất.

+ Công tác vệ sinh thú y:Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh, làm sạch và khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống bằng các loại hóa chất như: HanIodin, Benkocid…Sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn gà đầy đủ và đúng lịch đối với các bệnh như: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro,

Trịnh Hà

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc đàn vật nuôi trong vụ Đông Xuân

Đăng lúc: 24/01/2024 (GMT+7)
100%

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ Đông Xuân

Trong vụ đông xuân, thời tiết diễn biến phức tạp giá rét kết hợp với mưa phùn, độ ẩm cao... dễ ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát triển và gây bệnh. Vì vậy, để giảm thiểu những tác động bất lợi do điều kiện thời tiết khí hậu gây nên Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm trong vụ Đông Xuân tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.

*Đối với trâu, bò:

+ Chuồng trại:Cần chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Ngoài ra thì cần sử dụng rơm rạ, cỏ khô lót chuồng cho đàn trâu bò trong mùa đông sẽ làm giảm đáng kể ảnh hưởng thời tiết lạnh đến gia súc, che chắn chuồng trâu, bò bằng bạt hoặc các tấm phên, các bao tải đan lại.

+ Quản lý đàn trâu bò:Những ngày trời rét dưới 150C nên đưa trâu bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, giữ gia súc tại chuồng, không nên chăn thả. Trong những ngày giá rét, mưa phùn bổ sung thức ăn tinh cho trâu, bò (ngô, sắn, cám gạo, thức ăn hỗn hợp,…) để tăng cường sức đề kháng.

+Cung cấp thức ăn và nước uống tại chuồng:Vào những ngày bình thường, người chăn nuôi cho mỗi trâu bò trưởng thành ăn khoảng 25 – 30 kg thức ăn thô và 1 – 1,5kg thức ăn tinh, chia làm hai lần. Nếu vào ngày rét đậm, rét hại dưới 150C thì cần điều chỉnh tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2kg/con/ngày để bổ sung năng lượng giúp trâu bò chống lại giá rét. Chú ý cho trâu, bò ăn thức ăn thô trước rồi mới cho ăn thức ăn tinh, uống nước vì nếu cho ăn thức ăn tinh hay uống nước trước thì trâu, bò có cảm giác no dẫn đến ăn ít thức ăn thô. Ngoài ra để tăng sức đề kháng cho trâu, bò, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung vitamin tổng hợp và muối khoáng; cho trâu bò uống thêm nước muối bằng cách pha nước ấm 37 – 380C với muối nồng độ 0,1 – 0,3% tương đương 10 – 30gam muối/10 lít nước. Người chăn nuôi cần có biện pháp trồng, chế biến và dự trữ thức ăn cho trâu bò, đặc biệt là thức ăn thô vào mùa đông. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét. Người chăn nuôi có thể phơi khô cỏ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua một số loại cỏ, thân cây ngô để chủ động nguồn thức ăn, nâng cao giá trị dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa các loại thức ăn này.

+ Công tác Vệ sinh thú y: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ có vai trò rất quan trọng cần được làm thường xuyên, giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh. Hàng ngày cần quyét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom chất thải để xử lý hạn chế gây ô nhiễm môi trường; định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần một lần. Có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng như: HanIodin, Benkocid…theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò…

*Đối với đàn lợn:

+ Chuồng trại:Cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi; không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ; không cọ rửa hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C.

+ Cung cấp thức ăn, nước uống:Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các vitamin tổng hợp, men tiêu hóa trộn vào thức ăn, nước uống theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm; đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.

+ Chăm sóc:Hàng ngày cần quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn lợn để phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra và kịp thời xử lý. Theo dõi khả năng ăn vào và điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý cho từng loại lợn. Những ngày thời tiết giá lạnh không nên tắm cho lợn, chỉ vệ sinh khô nhất là đối với lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa.

+ Công tác vệ sinh thú y:Hiện nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang tái phát tại nhiều địa phương, vì vậy người chăn nuôi cần làm tốt công tác vệ sinh thú y như: Thu gom và xử lý chất thải hàng ngày bằng các giải pháp phù hợp như: Sử dụng hệ thống biogas, ủ phân vi sinh hoặc dùng đệm lót sinh học… đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Định kỳ khử trùng khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại hóa chất như: HanIodin, Benkocid…. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Tai xanh, Lở mồm long móng…đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi (kiểm soát con người, phương tiện ra vào, yếu tố trung gian…) nhằm hạn chế tối đa việc lây lan, xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi.

*Đối với gà:

+ Chuồng trại:Chuẩn bị đầy đủ phên; bạt để che chắn; chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho đàn gà trong những ngày rét đậm, rét hại đặc biệt là giai đoạn nuôi úm. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đối với chuồng nuôi bằng đệm lót sinh học cần kiểm tra hoạt động của đệm lót để đảm bảo hoạt động phân giải chất thải tốt, kịp thời xử lý khi bị hỏng hoặc hoạt động kém.

+ Cung cấp thức ăn, nước uống:Đảm bảo thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm, bổ sung thêm đường Glucoza, các loại vitamin tổng hợp, men tiêu hóa để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

+ Chăm sóc:Cần quan sát và theo dõi sức khỏe đàn gà hàng ngày đặc biệt là giai đoạn nuôi úm; kịp thời phát hiện và xử lý những biểu hiện bất thường xảy ra. Theo dõi khả năng ăn, uống của đàn gà để điều chỉnh mức ăn cho hợp lý; đảm bảo nguồn thức ăn luôn mới, không bị dính bẩn, nấm mốc và kém phẩm chất.

+ Công tác vệ sinh thú y:Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh, làm sạch và khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống bằng các loại hóa chất như: HanIodin, Benkocid…Sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn gà đầy đủ và đúng lịch đối với các bệnh như: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro,

Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT