Hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng gà

Đăng lúc: 17/01/2024 (GMT+7)
100%

Triệu chứng gà bị bệnh tụ huyết trùng

Khi thời tiết chuyển mùa, mưa, nồm ẩm đàn gà thường dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh tụ huyết trùng gây ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế không nhỏ cho các hộ chăn nuôi.

Mặc dù không phải là bệnh quá phức tạp, nhưng nếu không có biện pháp phòng và trị kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế trong quá trình đầu tư. Để giúp các hộ chăn nuôi nắm rõ về bệnh tụ huyết trùng gà, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương hướng dẫn bà con cách nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trừ bệnh như sau:

*Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng trên gà có nguyên nhân là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại chăn nuôi không vệ sinh và sát trùng theo quy định, thức ăn nấm mốc kém chất lượng, thay đổi môi trường sống … là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

* Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà tại Việt Nam có 3 thể chính bà con cần phân biệt để có thể nhận biết và chẩn đoán sơ bộ về bệnh.

– Thể quá cấp tính

Thể quá cấp tính thể hiện ở việc những con gà mắc bệnh đầu tiên sẽ chết nhanh, đột ngột sau 1-2 giờ. Không có triệu chứng cụ thể nào ngoài biểu hiện ủ rũ khó phát hiện. Với gà khoảng từ 4 – 5 tháng có thể chết sau 1 ngày với biểu hiện gà lăn ra và giãy chết.

– Thể cấp tính

Đây là thể bệnh phổ biến hơn ở các đàn gà. Thể cấp tính có các triệu chứng đặc trưng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. Trong đó, dễ nhận biết nhất là gà sốt cao có thể lên tới 42 – 43 độ C. Gà bỏ và chán ăn, lông xù, xuất hiện nước nhờn ở miệng, sủi bọt và lẫn máu, khó thở dẫn đến thở nhanh và gấp. Gà tiêu chảy với phân lỏng, phân xanh trắng có dịch nhầy. Bệnh kéo dài mào gà chuyển sang màu tím tái do tụ máu, cuối cùng gà bị ngạt và chết do khó thở.

Thể cấp tính gà mổ khám sẽ thấy gà bị sung huyết, hiện tượng xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như phổi, tim, xoang bụng, niêm mạc ruột…Các cơ quan tiêu hóa như diều, hầu, ruột có nhiều dịch nhầy bao quanh. Đặc biệt, gan sưng xuất hiện các nốt hoại tử.

– Thể mãn tính

Theo các chuyên gia, thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng trên gà thường ít xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới. Nếu xuất hiện thường sẽ là giai đoạn cuối của dịch bệnh. Các biểu hiện ở gà rất dễ nhận biết như yếm và mào gà sưng, phù nề các nốt hoại tử cứng và chai lại. Gà giai đoạn này sẽ gầy, sụt cân nhanh, các khớp xương ở đầu gối, cổ, chân gà có hiện tượng viêm nhiễm khiến gà đi đứng xiêu vẹo, khó khăn, dáng đi kỳ lạ. Ngoài ra, gà sẽ có hiện tượng tiêu chảy với phân vàng kéo dài.

Khi mổ khám sẽ thấy gan gà sưng và có các nốt hoại tử màu trắng xám, vàng nhạt nhỏ, dày đặc thành từng vùng. Xuất hiện tụ máu, các vùng màu nâu sẫm ở phổi, bệnh kéo dài sẽ có cách dịch viêm đỏ nhạt, dịch nhầy, sủi bọt. Các khớp xương sưng to, khi mổ trong khớp có nhiều dịch màu xám đục. Một vài trường hợp nặng có thể dẫn tới viêm não tủy nguyên nhân khiến gà bị vẹo cổ.

Bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng

*Phòng bệnh: Để hạn chế bệnh tụ huyết trùng trên đàn gà, người chăn nuôi nên áp dụng đầy đủ các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học; làm tốt công tác vệ sinh làm sạch khu chuồng nuôi, vườn chăn thả, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ dùng vôi bột, thuốc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh, nhất là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, mưa ẩm và thiếu ánh sáng. Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho gà ở các lứa tuổi; tăng cường bổ sung điện giải, vitamin C cho đàn gà khi thời tiết thay đổi. Đồng thời người chăn nuôi nên sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn gà là giải pháp tối ưu nhất: Đối với gà thịt nuôi ngắn ngày có thể chỉ cần tiêm một lần lúc 25 ngày tuổi trở lên; gà nuôi dài ngày, gà đẻ trứng tiêm nhắc lại sau mỗi 6 tháng.

Chăn nuôi gà là một trong những hướng phát triển kinh tế được nhiều người chăn nuôi lựa chọn, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu thế như: quay vòng vốn nhanh, phương thức chăn nuôi đa dạng và đầu ra sản phẩm tương đối thuận lợi. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện tốt quy trình vắc xin phòng các bệnh thường gặp cho đàn gà nuôi theo khuyến cáo là một giải pháp quan trọng, trong đó có bệnh tụ huyết trùng nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nâng cao hiệu quả kinh tế cho quá trình đầu tư.

Trịnh Hà

Hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng gà

Đăng lúc: 17/01/2024 (GMT+7)
100%

Triệu chứng gà bị bệnh tụ huyết trùng

Khi thời tiết chuyển mùa, mưa, nồm ẩm đàn gà thường dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh tụ huyết trùng gây ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế không nhỏ cho các hộ chăn nuôi.

Mặc dù không phải là bệnh quá phức tạp, nhưng nếu không có biện pháp phòng và trị kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế trong quá trình đầu tư. Để giúp các hộ chăn nuôi nắm rõ về bệnh tụ huyết trùng gà, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương hướng dẫn bà con cách nhận biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trừ bệnh như sau:

*Nguyên nhân: Bệnh tụ huyết trùng trên gà có nguyên nhân là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại chăn nuôi không vệ sinh và sát trùng theo quy định, thức ăn nấm mốc kém chất lượng, thay đổi môi trường sống … là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

* Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà tại Việt Nam có 3 thể chính bà con cần phân biệt để có thể nhận biết và chẩn đoán sơ bộ về bệnh.

– Thể quá cấp tính

Thể quá cấp tính thể hiện ở việc những con gà mắc bệnh đầu tiên sẽ chết nhanh, đột ngột sau 1-2 giờ. Không có triệu chứng cụ thể nào ngoài biểu hiện ủ rũ khó phát hiện. Với gà khoảng từ 4 – 5 tháng có thể chết sau 1 ngày với biểu hiện gà lăn ra và giãy chết.

– Thể cấp tính

Đây là thể bệnh phổ biến hơn ở các đàn gà. Thể cấp tính có các triệu chứng đặc trưng chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. Trong đó, dễ nhận biết nhất là gà sốt cao có thể lên tới 42 – 43 độ C. Gà bỏ và chán ăn, lông xù, xuất hiện nước nhờn ở miệng, sủi bọt và lẫn máu, khó thở dẫn đến thở nhanh và gấp. Gà tiêu chảy với phân lỏng, phân xanh trắng có dịch nhầy. Bệnh kéo dài mào gà chuyển sang màu tím tái do tụ máu, cuối cùng gà bị ngạt và chết do khó thở.

Thể cấp tính gà mổ khám sẽ thấy gà bị sung huyết, hiện tượng xuất huyết dưới da và các phần nội tạng như phổi, tim, xoang bụng, niêm mạc ruột…Các cơ quan tiêu hóa như diều, hầu, ruột có nhiều dịch nhầy bao quanh. Đặc biệt, gan sưng xuất hiện các nốt hoại tử.

– Thể mãn tính

Theo các chuyên gia, thể mãn tính của bệnh tụ huyết trùng trên gà thường ít xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới. Nếu xuất hiện thường sẽ là giai đoạn cuối của dịch bệnh. Các biểu hiện ở gà rất dễ nhận biết như yếm và mào gà sưng, phù nề các nốt hoại tử cứng và chai lại. Gà giai đoạn này sẽ gầy, sụt cân nhanh, các khớp xương ở đầu gối, cổ, chân gà có hiện tượng viêm nhiễm khiến gà đi đứng xiêu vẹo, khó khăn, dáng đi kỳ lạ. Ngoài ra, gà sẽ có hiện tượng tiêu chảy với phân vàng kéo dài.

Khi mổ khám sẽ thấy gan gà sưng và có các nốt hoại tử màu trắng xám, vàng nhạt nhỏ, dày đặc thành từng vùng. Xuất hiện tụ máu, các vùng màu nâu sẫm ở phổi, bệnh kéo dài sẽ có cách dịch viêm đỏ nhạt, dịch nhầy, sủi bọt. Các khớp xương sưng to, khi mổ trong khớp có nhiều dịch màu xám đục. Một vài trường hợp nặng có thể dẫn tới viêm não tủy nguyên nhân khiến gà bị vẹo cổ.

Bệnh tích của bệnh tụ huyết trùng

*Phòng bệnh: Để hạn chế bệnh tụ huyết trùng trên đàn gà, người chăn nuôi nên áp dụng đầy đủ các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học; làm tốt công tác vệ sinh làm sạch khu chuồng nuôi, vườn chăn thả, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ dùng vôi bột, thuốc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh, nhất là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, mưa ẩm và thiếu ánh sáng. Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho gà ở các lứa tuổi; tăng cường bổ sung điện giải, vitamin C cho đàn gà khi thời tiết thay đổi. Đồng thời người chăn nuôi nên sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho đàn gà là giải pháp tối ưu nhất: Đối với gà thịt nuôi ngắn ngày có thể chỉ cần tiêm một lần lúc 25 ngày tuổi trở lên; gà nuôi dài ngày, gà đẻ trứng tiêm nhắc lại sau mỗi 6 tháng.

Chăn nuôi gà là một trong những hướng phát triển kinh tế được nhiều người chăn nuôi lựa chọn, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu thế như: quay vòng vốn nhanh, phương thức chăn nuôi đa dạng và đầu ra sản phẩm tương đối thuận lợi. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện tốt quy trình vắc xin phòng các bệnh thường gặp cho đàn gà nuôi theo khuyến cáo là một giải pháp quan trọng, trong đó có bệnh tụ huyết trùng nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nâng cao hiệu quả kinh tế cho quá trình đầu tư.

Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT