Hướng dẫn chăm sóc mạ và gieo cấy lúa vụ Xuân 2024

Đăng lúc: 17/01/2024 (GMT+7)
100%

Làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ Xuân 2024

Hiện nay, các xã, thị trấn đang thu hoạch các cây trồng vụ Đông, làm đất và chuẩn bị các điều kiện về giống, vật tư,... để sản xuất vụ Xuân năm 2024. Để mạ sinh trưởng phát triển tốt và đảm bảo sinh trưởng phát triển cho cây lúa sau cấy. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mạ và gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2024, cụ thể như sau:

1.Đối với việc chăm sóc mạ

* Kỹ thuật gieo mạ:

- Làm đất:Chọn ruộng nơi khuất gió, nhất là gió đông bắc. Cày bừa kỹ, bón lót 4-5 tạ phân chuồng ủ mục, 25-30 kg supe lân hoặc 25-30 kg NPK loại 6-11-2 cho 1 sào bắc bộ (500 m2).

Lên luống rộng 1,2 -1,4 m (mặt luống rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào độ rộng của nilon che phủ). Khi đã san phẳng mặt luống, dùng ni-lon đã chọc thủng nhiều lỗ, hoặc bao xác rắn rải lên mặt luống, sau đó phủ một lớp bùn dày khoảng 2-2,5 cm bón phân lên mặt luống, xoa đều phân với lớp đất bùn rồi gieo mạ.

- Gieo mạ:Diện tích mặt luống để gieo 1 kg thóc giống đối với lúa lai là 6 - 7 m2, lúa thuần khoảng 4 -5 m2. Chia lượng thóc giống để gieo đi gieo lại nhiều lần cho thật đều, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vào đất.

- Che phủ ni-lon:Trong vụ xuân nhất thiết phải che phủ ni-lon chống rét cho mạ. Do vậy, cần chuẩn bị trước những thanh tre cắm vòm dài trung bình 2,0 - 2,2 m, bản rộng 2,5-3 cm; nilon khổ rộng 1 m hoặc 1,5 m đúp.

Cắm những thanh tre ngang luống để tạo thành bộ khung hình vòm cống. Phủ kín ni-lon lên khung, dùng bùn lấp kín ni-lon hai mép và đầu luống.

* Chăm sóc mạ:

- Nếu trời rét đậm, cần trùm kín nilon theo khum vòm để cây mạ sinh trưởng tốt, không bị chết rét. Nếu thời tiết ấm dần, phải mở nilon ở hai đầu luống, ban ngày mở ra, ban đêm đậy kín lại. Khi cây mạ đã ra 2,5-3 lá, nhiệt độ ngoài trời trên 180C, ấm áp thì không được che ni-lon mà mở toàn bộ nữa để cây mạ quen dần với môi trường.

- Khi mạ ra lá thật (lá có cả bẹ, phiến lá), dùng supe lân ngâm với nước giải 1-2 ngày, hoà loãng tưới cho mạ. Cũng có thể trộn cả lân và nước giải với tro mục rồi rắc đều cho mạ.

- Từ khi mạ ra 1,5-2 lá, đưa nước vào ruộng cho láng mặt luống mạ, ngâm chân mạ để mềm dược, sau dễ lật. Lúc này không bón đạm thúc cho mạ. Tuỳ tình hình sâu bệnh mà phun phòng trước khi nhổ cấy.

- Khi mạ được 15-18 ngày, ra nhiều rễ trắng, trời ấm thì lật từng mảng mạ đem cấy. Cấy nông tay, nhỏ dảnh.

Lưu ý:Trước khi cấy 5-7 ngày cần mở dần nilon luyện cho mạ quen với môi trường, kiểm tra nếu có sâu bệnh tiến hành phun thuốc BVTV; Đối với mạ sân gieo gần nhà, bà con có thể thắp điện sưởi ấm cho mạ vào những ngày rét đậm, rét hại.

Đồng thời, với các biện pháp trên cần đẩy nhanh tiến độ làm đất với phương châm là “ruộng chờ mạ”, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bươu vàng trước khi gieo, cấy.

Làm đất và chăm sóc mạ

2.Đối với việc cấy lúa

- Căn cứ vào tình hình thời tiết để điều chỉnh việc gieo cấy cho phù hợp, không gieo cấy khi nhiệt độ < 15oC.

- Trước khi cấy tiến hành bón lót với số lượng: Tính cho 01 sào 500 m2

Lúa lai: Phân chuồng hoai mục 5-7tạ+ 4-5kg đạm ure + 30-35kg lân super + 2-3 kg Kali clorua.

Lúa thuần: Phân chuồng hoai mục 4-5 tạ + 3-4kg đạm ure + 25-30kg lân super + 1-2 kg Kali clorua.

Lưu ý:Bón lót trước khi bừa lần cuối; Có thể bón phân tổng hợp NPK chuyên bón lót để bón cho lúa; bón theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

- Cấy đảm bảo khung thời vụ của huyện và đúng quy trình kỹ thuật: Đối với lúa laicấy 1-2 dảnh/khóm, 32-35 khóm/m2; đối với lúa thuần, lúa chất lượng cao cấy 2-3 dảnh/khóm, 40-45 khóm/m2.

- Sau khi cấy tuyệt đối không bón đạm cho lúa khi nhiệt độ dưới 15oC.

Trịnh Hà

Hướng dẫn chăm sóc mạ và gieo cấy lúa vụ Xuân 2024

Đăng lúc: 17/01/2024 (GMT+7)
100%

Làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ Xuân 2024

Hiện nay, các xã, thị trấn đang thu hoạch các cây trồng vụ Đông, làm đất và chuẩn bị các điều kiện về giống, vật tư,... để sản xuất vụ Xuân năm 2024. Để mạ sinh trưởng phát triển tốt và đảm bảo sinh trưởng phát triển cho cây lúa sau cấy. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc mạ và gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2024, cụ thể như sau:

1.Đối với việc chăm sóc mạ

* Kỹ thuật gieo mạ:

- Làm đất:Chọn ruộng nơi khuất gió, nhất là gió đông bắc. Cày bừa kỹ, bón lót 4-5 tạ phân chuồng ủ mục, 25-30 kg supe lân hoặc 25-30 kg NPK loại 6-11-2 cho 1 sào bắc bộ (500 m2).

Lên luống rộng 1,2 -1,4 m (mặt luống rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào độ rộng của nilon che phủ). Khi đã san phẳng mặt luống, dùng ni-lon đã chọc thủng nhiều lỗ, hoặc bao xác rắn rải lên mặt luống, sau đó phủ một lớp bùn dày khoảng 2-2,5 cm bón phân lên mặt luống, xoa đều phân với lớp đất bùn rồi gieo mạ.

- Gieo mạ:Diện tích mặt luống để gieo 1 kg thóc giống đối với lúa lai là 6 - 7 m2, lúa thuần khoảng 4 -5 m2. Chia lượng thóc giống để gieo đi gieo lại nhiều lần cho thật đều, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vào đất.

- Che phủ ni-lon:Trong vụ xuân nhất thiết phải che phủ ni-lon chống rét cho mạ. Do vậy, cần chuẩn bị trước những thanh tre cắm vòm dài trung bình 2,0 - 2,2 m, bản rộng 2,5-3 cm; nilon khổ rộng 1 m hoặc 1,5 m đúp.

Cắm những thanh tre ngang luống để tạo thành bộ khung hình vòm cống. Phủ kín ni-lon lên khung, dùng bùn lấp kín ni-lon hai mép và đầu luống.

* Chăm sóc mạ:

- Nếu trời rét đậm, cần trùm kín nilon theo khum vòm để cây mạ sinh trưởng tốt, không bị chết rét. Nếu thời tiết ấm dần, phải mở nilon ở hai đầu luống, ban ngày mở ra, ban đêm đậy kín lại. Khi cây mạ đã ra 2,5-3 lá, nhiệt độ ngoài trời trên 180C, ấm áp thì không được che ni-lon mà mở toàn bộ nữa để cây mạ quen dần với môi trường.

- Khi mạ ra lá thật (lá có cả bẹ, phiến lá), dùng supe lân ngâm với nước giải 1-2 ngày, hoà loãng tưới cho mạ. Cũng có thể trộn cả lân và nước giải với tro mục rồi rắc đều cho mạ.

- Từ khi mạ ra 1,5-2 lá, đưa nước vào ruộng cho láng mặt luống mạ, ngâm chân mạ để mềm dược, sau dễ lật. Lúc này không bón đạm thúc cho mạ. Tuỳ tình hình sâu bệnh mà phun phòng trước khi nhổ cấy.

- Khi mạ được 15-18 ngày, ra nhiều rễ trắng, trời ấm thì lật từng mảng mạ đem cấy. Cấy nông tay, nhỏ dảnh.

Lưu ý:Trước khi cấy 5-7 ngày cần mở dần nilon luyện cho mạ quen với môi trường, kiểm tra nếu có sâu bệnh tiến hành phun thuốc BVTV; Đối với mạ sân gieo gần nhà, bà con có thể thắp điện sưởi ấm cho mạ vào những ngày rét đậm, rét hại.

Đồng thời, với các biện pháp trên cần đẩy nhanh tiến độ làm đất với phương châm là “ruộng chờ mạ”, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bươu vàng trước khi gieo, cấy.

Làm đất và chăm sóc mạ

2.Đối với việc cấy lúa

- Căn cứ vào tình hình thời tiết để điều chỉnh việc gieo cấy cho phù hợp, không gieo cấy khi nhiệt độ < 15oC.

- Trước khi cấy tiến hành bón lót với số lượng: Tính cho 01 sào 500 m2

Lúa lai: Phân chuồng hoai mục 5-7tạ+ 4-5kg đạm ure + 30-35kg lân super + 2-3 kg Kali clorua.

Lúa thuần: Phân chuồng hoai mục 4-5 tạ + 3-4kg đạm ure + 25-30kg lân super + 1-2 kg Kali clorua.

Lưu ý:Bón lót trước khi bừa lần cuối; Có thể bón phân tổng hợp NPK chuyên bón lót để bón cho lúa; bón theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.

- Cấy đảm bảo khung thời vụ của huyện và đúng quy trình kỹ thuật: Đối với lúa laicấy 1-2 dảnh/khóm, 32-35 khóm/m2; đối với lúa thuần, lúa chất lượng cao cấy 2-3 dảnh/khóm, 40-45 khóm/m2.

- Sau khi cấy tuyệt đối không bón đạm cho lúa khi nhiệt độ dưới 15oC.

Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT