HƯỚNG DẪN Kỹ thuật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 và sâu bệnh khác hại lúa vụ mùa 2023

Đăng lúc: 06/07/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay, trên địa bàn xã cây lúa đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, nhân dân tích cực chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cây lúa sinh trưởng và phát triển. Qua kiểm tra thăm đồng UBND xã- HTXDV NN thấy trên xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 mật độ 10- 20con/m2, cá biệt mật độ nơi cao 30- 40con/m2, ở những diện tích lá trải xanh tốt, bón thừa đạm, các giống lúa thơm, giống lúa có bộ lá xanh đậm.z4144500606253_cac6b4039e2c45895e06d0b7f32e30ee.jpg

Dự tính thời gian tới, sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 sẽ nở rộ: Đợt 1 từ ngày 6-11/7, đợt 2 từ ngày 13 – 15/7. Nhận định sẽ có mật độ cao và hại mạnh đến rất mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh. Nếu không phòng trừ kịp thời tỷ lệ lá bị cuốn trắng tăng cao, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Sâu đục thân 2 chấm lứa 3: Trưởng thành đang xuất hiện cục bộ nơi cao 1-2 con/m2, bên cạnh đó ổ trứng xuất hiện rải rác trên trà lúa mùa sớm. Dự kiến sâu non lứa 4 sẽ nở từ 10/7 – 15/7, gây hại giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh, hại mạnh cục bộ trên diện tích lúa xanh non, các giống lúa thơm, thân mềm, những chân ruộng thiếu nước.

Ngoài ra, trong thời gian tới, thời tiết sẽ xuất hiện mưa giông gió bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn sẽ phát sinh trên diện diện rộng, gây hại mạnh cục bộ ở những ruộng bón thừ đạm.

Để chủ động quản lý tốt dịch hại lúa vụ mùa, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 và các đối tượng sâu bệnh khác. UBND xã Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 5:

Cần kiểm tra cụ thể, tránh chỉ đạo phòng trừ diện rộng. Chỉ hướng dẫn phun trừ bằng thuốc hóa học khi mật độ sâu >10 con/m2 ( Hiệu quả khi phun sâu tuổi 1- 2) bằng các loại thuốc: Voliam Targo 063SC, TAKUMI 20WG, Clever 150SC/ 300WG, Virtako 40WG, Dylan 2EC…

* Đối với Sâu đục thân 2 chấm lứa 4:


Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nhất là trên các diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp để phát hiện trứng sâu sớm. Tập trung kiểm tra dọc bờ, kiểm tra mặt trên lá lúa để phát hiện ổ trứng. Sử dụng các biện pháp thủ công là ngắt ổ trứng để hạn chế sự gây hại của sâu.

Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên cần thực hiện khuyến cáo phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV và những nơi có mật độ 1 ổ/m2 thì cần khuyến cáo phun kép 2 lần. Bằng các loại thuốc hóa học như: Premathon TM 5SC, Virtako 40WG, Comda gold 5WG,....

* Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Diện tích mới chớm bị bệnh và các diện tích xung quanh khu vực bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đang có sẵn trên địa bàn xã như Totan 200WP, Xantocin 20WP, Xanthomix 20WP... Lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2, phun khi lá khô, với diện tích lúa đang trổ cần phun vào chiều mát.

Đề nghị HTX DVNN: - Phải phối hợp chặt chẽ với Trạm bơm Nam sông Mã để cung cấp nước tưới kịp thời cho cây lúa tránh để tình trạng cây lúa khô hạn cục bộ và tiêu nước kịp thời khi có tình trạng ngập úng.

Thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện các loại sâu bệnh kịp thời để thông báo tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng cho bà con nhân dân.

Đối với các đ/c Trưởng thôn: Tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các kỹ thuật khi dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng (thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì), đúng lúc (phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, sâu mới nở), đúng cách (đảm bảo mang đầy đủ bảo hộ khi phun thuốc, không phun thuốc ngược chiều gió hoặc khi trời nắng to, khi lá ướt). Sau khi phun thuốc thực hiện để vỏ thuốc vào chỗ chứa đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trên đây là hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 và một số sâu bệnh khác hại lúa vụ mùa 2023. UBND xã hướng dẫn nhân dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất.
Trịnh Hà

HƯỚNG DẪN Kỹ thuật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 và sâu bệnh khác hại lúa vụ mùa 2023

Đăng lúc: 06/07/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay, trên địa bàn xã cây lúa đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, nhân dân tích cực chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cây lúa sinh trưởng và phát triển. Qua kiểm tra thăm đồng UBND xã- HTXDV NN thấy trên xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 mật độ 10- 20con/m2, cá biệt mật độ nơi cao 30- 40con/m2, ở những diện tích lá trải xanh tốt, bón thừa đạm, các giống lúa thơm, giống lúa có bộ lá xanh đậm.z4144500606253_cac6b4039e2c45895e06d0b7f32e30ee.jpg

Dự tính thời gian tới, sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 sẽ nở rộ: Đợt 1 từ ngày 6-11/7, đợt 2 từ ngày 13 – 15/7. Nhận định sẽ có mật độ cao và hại mạnh đến rất mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh. Nếu không phòng trừ kịp thời tỷ lệ lá bị cuốn trắng tăng cao, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Sâu đục thân 2 chấm lứa 3: Trưởng thành đang xuất hiện cục bộ nơi cao 1-2 con/m2, bên cạnh đó ổ trứng xuất hiện rải rác trên trà lúa mùa sớm. Dự kiến sâu non lứa 4 sẽ nở từ 10/7 – 15/7, gây hại giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh, hại mạnh cục bộ trên diện tích lúa xanh non, các giống lúa thơm, thân mềm, những chân ruộng thiếu nước.

Ngoài ra, trong thời gian tới, thời tiết sẽ xuất hiện mưa giông gió bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn sẽ phát sinh trên diện diện rộng, gây hại mạnh cục bộ ở những ruộng bón thừ đạm.

Để chủ động quản lý tốt dịch hại lúa vụ mùa, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 và các đối tượng sâu bệnh khác. UBND xã Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 5:

Cần kiểm tra cụ thể, tránh chỉ đạo phòng trừ diện rộng. Chỉ hướng dẫn phun trừ bằng thuốc hóa học khi mật độ sâu >10 con/m2 ( Hiệu quả khi phun sâu tuổi 1- 2) bằng các loại thuốc: Voliam Targo 063SC, TAKUMI 20WG, Clever 150SC/ 300WG, Virtako 40WG, Dylan 2EC…

* Đối với Sâu đục thân 2 chấm lứa 4:


Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nhất là trên các diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp để phát hiện trứng sâu sớm. Tập trung kiểm tra dọc bờ, kiểm tra mặt trên lá lúa để phát hiện ổ trứng. Sử dụng các biện pháp thủ công là ngắt ổ trứng để hạn chế sự gây hại của sâu.

Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên cần thực hiện khuyến cáo phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV và những nơi có mật độ 1 ổ/m2 thì cần khuyến cáo phun kép 2 lần. Bằng các loại thuốc hóa học như: Premathon TM 5SC, Virtako 40WG, Comda gold 5WG,....

* Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Diện tích mới chớm bị bệnh và các diện tích xung quanh khu vực bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đang có sẵn trên địa bàn xã như Totan 200WP, Xantocin 20WP, Xanthomix 20WP... Lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2, phun khi lá khô, với diện tích lúa đang trổ cần phun vào chiều mát.

Đề nghị HTX DVNN: - Phải phối hợp chặt chẽ với Trạm bơm Nam sông Mã để cung cấp nước tưới kịp thời cho cây lúa tránh để tình trạng cây lúa khô hạn cục bộ và tiêu nước kịp thời khi có tình trạng ngập úng.

Thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện các loại sâu bệnh kịp thời để thông báo tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng cho bà con nhân dân.

Đối với các đ/c Trưởng thôn: Tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các kỹ thuật khi dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng (thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì), đúng lúc (phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, sâu mới nở), đúng cách (đảm bảo mang đầy đủ bảo hộ khi phun thuốc, không phun thuốc ngược chiều gió hoặc khi trời nắng to, khi lá ướt). Sau khi phun thuốc thực hiện để vỏ thuốc vào chỗ chứa đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trên đây là hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 và một số sâu bệnh khác hại lúa vụ mùa 2023. UBND xã hướng dẫn nhân dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất.
Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT