PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2023 - 2024

Đăng lúc: 08/12/2023 (GMT+7)
100%


KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2022 - 2023.
Vụ Chiêm Xuân năm 2022 - 2023 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn đó là: Sản xuất trồng trọt tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành, sự tham gia phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội; kinh nghiệm và sự tập trung chỉ đạo của các thôn, ngày càng có tính kế hoạch cao và khả năng xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh trong sản xuất; HTX DV NN xã phục vụ sản xuất được đáp ứng kịp thời; khoa học kỹ thuật mới được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi; cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, xã tiếp tục được triển khai hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất trồng trọt cũng gặp nhiều khó khăn đó là: thời tiết, khí hậu có sự biến đổi khác biệt so với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít; đầu vụ rét kéo dài, một số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây lúa; giá vật tư nông nghiệp, nhiên liệu, nhất là phân bón giai đoạn đầu vụ cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Lao động ngày càng ít, trong khi mô hình sản xuất nông hộ vẫn chiếm đa số; đầu tư của các doanh nghiệp cho sản xuất trồng trọt còn hạn chế nhất là khâu liên kết và tiêu thụ sản phẩm. I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2022 - 2023 1. Về diện tích, năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân đạt 461ha/462 ha. Đạt 99,78% KH. Diện tích cây lúa: 419/420 ha đạt 99,76% KH, diện tích lúa lai 336/419 ha đạt 80,19% diện tích gieo cấy. Năng suất lúa vụ chiêm xuân bình quân đạt 75 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 3.142,5 tấn. - Cây trồng khác: Tổng diện tích 42 ha, Trong đó: + Cây ngô xuân là 13 ha/18 ha đạt 72,22% tăng 2,7 ha so với cùng kỳ; năng suất đạt 55 tạ/ha. Sản lượng đạt 71,5 tấn; + Cây ớt 4 ha, giảm 0.7 ha so với cùng kỳ, năng suất ớt bình quân đạt 12 tấn/ha, sản lượng đạt 48 tấn; + Cây rau màu khác 25 ha tăng 10 ha so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực vụ Chiêm Xuân năm 2023 đạt 3.262 tấn = 59,3 % kế hoạch năm và = 100,36 % so với cùng kỳ. Giá trị thu nhập trên 01 ha canh tác đạt 68 triệu đồng đạt 57,62% KH và bằng 104,6% so với cùng kỳ 2 Hợp tác xã DVNN đã thực hiện đúng lịch chỉ đạo của UBND xã về thời vụ, đảm bảo tốt các khâu dịch vụ như: Nước mạ, đổ ải, và tưới dưỡng cho cây lúa, cây màu. Kiểm tra và thông báo phòng trừ sâu bệnh kịp thời trên diện tích cây trồng vụ chiêm xuân nên không để sâu bệnh phát triển ở diện rộng. 2. Đánh giá * Công tác chỉ đạo, điều hành: -UBND Xã đã chủ động chỉ đạo điều hành xây dựng phương án sản xuất vụ Chiêm Xuân; có các biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp về thời vụ, cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác. - Công tác thông tin, tuyên truyền tiếp tục được quan tâm với nhiều hình thức khác nhau. Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp được tăng cường. - Các hoạt động dịch vụ cung ứng giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, cơ giới hóa của các hộ kinh doanh đảm bảo về số lượng, chất lượng và kịp thời. - Hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng tiếp tục được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, nạo vét đưa vào sử dụng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất. * Về thực hiện thời vụ, lịch gieo trồng. - Thời vụ: Trên địa bàn xã 98% diện tích lúa được gieo cấy đúng thời vụ theo hướng dẫn của UBND huyện, UBND xã, trong đó có 2% diện tích nhân dân gieo mạ sớm, cấy trước thời vụ như: Thôn Trung Thôn, thôn 6, thôn 2, thôn 1. - Cơ cấu giống: Các loại giống cây trồng được quan tâm lựa chọn cân nhắc kỹ, các giống đưa vào gieo trồng đều có tiềm năng, năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện của vùng, riêng giống lúa được lựa chọn đưa vào 3 nhóm: Nhóm lúa lai năng suất cao, chất lượng khá; nhóm giống có năng suất khá chất lượng cao và nhóm giống phục vụ chế biến. Các giống lúa lai vụ chiêm xuân chiếm trên 80%, vụ mùa trên 20% diện tích gieo cấy. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt của Tỉnh và Huyện tiếp tục được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất trên địa bàn xã: chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025; Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Nghị quyết số 195/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa về hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn huyện năm 2023. * Những tồn tại, hạn chế: 3 - Công tác tuyên truyền cho người dân nắm bắt các cơ chế chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh và của Huyện của xã có lúc còn chưa kịp thời. Có thôn vẫn chưa cương quyết trong chỉ đạo thời vụ, vẫn để xảy ra tình trạng gieo mạ, cấy lúa sớm hơn thời vụ khuyến cáo của UBND xã, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. - Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản vẫn thấp. - Quy mô sản xuất nhỏ vẫn là chính, chủ yếu vẫn ở hình thức sản xuất hộ gia đình, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung; chưa có liên kết sản xuất. - Diện tích áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh còn hạn chế. * Nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan: Giá vật tư đầu vào luôn ở mức cao, giá bán các nông sản thấp. Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất khó khăn. Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, làm cho cây trồng sinh trưởng không thuận lợi; quy mô sản xuất ngành trồng trọt vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu vẫn ở hình thức sản xuất nông hộ; hạ tầng phục vụ sản xuất còn bị chia cắt (khu vực diện tích bị ảnh hưởng do làm đường cao tốc, đường Hoàng Kim) * Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số thôn vẫn chưa quyết liệt để nhân dân cấy không đúng thời vụ. Công tác tuyên truyền chưa đúng mức, nhận thức của hộ nông dân về mùa vụ còn hạn chế chưa tuân thủ các quy định, quy trình trong sản xuất nông nghiệp của xã. Một số bộ phận nhân dân không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, chậm thích nghi với cơ chế thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản thiếu ổn định. Phần thứ hai PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2023– 2024 I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2023 – 2024, NHIỆM VỤ TIẾP THEO 1. Tình hình và kết quả. Mưa lớn ở đầu vụ từ ngày 24 - 28/9 đã gây ảnh hưởng một số diện tích cây trồng vụ Đông, đến 23/11/2023 toàn xã đã gieo trồng được tổng diện tích: 47,3ha /70ha đạt 67,57% KH giao Trong đó: - Cây ngô: 12,35 ha/15 ha, đạt 82,33% KH; - Ớt đã trồng: 2,45 ha/3 ha, đạt 81,66% KH; - Khoai lang: 0.5ha/3 ha, đạt 16,66% KH; 4 - Cây rau màu khác: 32ha/45 ha, đạt 71,11KH; 2. Các nhiệm vụ tiếp theo. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023 - 2024, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: - Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích cây trồng vụ Đông, chăm sóc, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh như sâu keo mùa thu trên ngô, bệnh thán thư trên ớt, các loại sâu ăn lá trên rau đậu,... đảm bảo hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm theo khuyến cáo của UBND xã và HTX DVNN xã. - Tiếp tục trồng mới, tăng vụ đối với các loại rau ăn lá, ngắn ngày đảm bảo kế hoạch về diện tích và tăng hiệu quả kinh tế, trồng rải vụ để vừa đảm bảo nguồn cung cho thị trường vừa tránh được tình trạng dư thừa giá rẻ, nhất là dịp trước và sau tết Nguyên Đán. - Chỉ đạo HTX DVNN, cung ứng đủ nước, thoát nước khi có mưa lớn sảy ra, cung ứng đủ phân và giống cho cây trồng. II. PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2023 - 2024 1. Dự báo tình hình 1.1. Tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn, nguồn nƣớc Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những tháng cuối năm 2023 đến tháng 3/2024, hiện tượng El Nino (pha nóng) vẫn tiếp tục duy trì với xắc suất khoảng 85 - 95%, cường độ có xu hướng giảm dần. Nhiệt độ và không khí lạnh: tháng 11 - 12/2023 phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,50C - 1,50C; thời kỳ đầu mùa Đông 2023 - 2024 không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu và rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động muộn; tháng 01 - 3/2024 số ngày rét đậm, rét hại có khả năng ít hơn TBNN. Các đợt rét đậm, rét hại có xu hướng không kéo dài. Lượng mưa, dòng chảy: tổng lượng mưa khu vực Bắc Trung Bộ trong tháng 11/2023 ở mức cao hơn từ 15 - 30% so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 12/2023, tổng lượng mưa tại Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 20 - 40% so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 01 - 02/2024, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn so với TBNN khoảng từ 5 - 10 mm. Tháng 3/2024 tổng lượng mưa thấp hơn từ 5 - 10 mm so với TBNN cùng thời kỳ (tổng lượng mưa phổ biến từ 30 - 60 mm). Như vậy, mùa đông 2023 - 2024 không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu, rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động muộn hơn TBNN, nhiệt độ cao hơn TBNN từ 0,50C - 1,50C; nguồn nước phục vụ sản xuất cơ bản đầy đủ. 1.2. Thuận lợi và khó khăn 1.2.1. Thuận lợi - Vai trò của sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực Trồng trọt nói riêng được khẳng định trong việc đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, nâng cao giá trị, tạo nguyên liệu phục vụ chế biến. 5 - Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự tham gia của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp. - Các chương trình, dự án, đề án cùng với cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà nước, của doanh nghiệp tạo động lực phát triển cho sản xuất nông nghiệp. - Các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã và đang tiếp tục đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp hoàn thiện đưa vào sử dụng ngày càng hiệu quả. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được ứng dụng nhanh trên địa bàn là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023 - 2024. - Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao đang tiếp tục xuất hiện trên địa bàn huyện. - Nhiều Doanh nghiệp có nhu cầu liên kết, các nhà máy sản xuất, chế biến đi vào hoạt động đã ổn định,... 1.2.2. Khó khăn - Thiên tai, biến đổi khí hậu, sâu bệnh tiềm ẩn nguy cơ khó lường trong khi năng lực ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ lao động thấp,... là những yếu tố không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. - Giá các loại vật tư phân bón, giá xăng dầu, giá công lao động tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất lớn trong khi đó giá nông sản không ổn định. Mặt khác việc tiêu thụ nông sản chủ yếu vẫn thông qua tư thương, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, HTXDVNN hoạt động và bao tiêu sản phẩm chưa thực sự bền vững và hiệu quả. Khả năng đầu tư vào sản xuất trồng trọt bị hạn chế. Bên cạnh đó sản xuất nhỏ lẻ, manh mún làm ảnh hưởng đến đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ. 2. Mục tiêu, chỉ tiêu. 2.1. Về diện tích: - Tổng diện tích gieo trồng toàn xã 464 ha; trong đó: + Cây lúa: 416 ha (Lúa lai 333ha bằng 80% diên tích; lúa thuần, lúa chất lượng cao 20% diện tích = 83ha), ước đạt NSBQ 70 tạ/ha, Sản lượng: 2.912 tấn. + Diện tích lúa nếp và liên kết: Lúa nếp 15 ha; Diện tích lúa liên kết 150ha + Cây ngô: 7ha, Ngô thương phẩm, dự kiến NSBQ: 55 tạ/ha, Sản lượng 38,5 tấn; + Rau màu: 41ha. - Tổng diện tích cây lúa liên kết bao tiêu sản phẩm: 150 ha. (Chỉ tiêu về diện tích các loại cây trồng chính có phụ lục kèm theo) 2.2. Về cơ cấu giống và thời vụ: 6 * Cơ cấu giống: - Cây lúa: Sử dụng các giống theo hướng lúa lai năng suất cao, chất lượng khá; lúa thuần chất lượng cao. Cụ thể các giống chủ lực như sau: + Lúa lai: Thái Xuyên111; Long Hương 8117; Nghi Hương 305; VT 404; Thụy Hương 308; Nam Dương 99; C.Ưu đa hệ số 1; CT16. + Lúa thuần: TBR97; TBR225; Đài thơm 8; VNR20; Xi23; J02; Nếp các loại. - Cây ngô: Dùng các giống: DK9955; CP511; DK6919S; NK6275; NK7328; SSC587; CP311. - Ngô ngọt: Hibrix 58; Gold Cob; Việt Thái. * Thời vụ: Tâp trung 1 trà xuân chính vụ + Trà xuân chính vụ: gieo cấy 100% diện tích, gieo mạ từ 01/01 05/01/2024, cơ cấu bằng giống Xi23. - Cây ngô: Thời vụ gieo từ 01/02  25/02/2023. Trong đó ngô lấy hạt gieo từ 01/02 - 15/02/2024; - Cây ớt: Thời vụ gieo từ 25/11  15/12/2023. (Có hướng dẫn thời vụ chi tiết kèm theo) 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 3.1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sản xuất kịp thời, hiệu quả - UBND xã giao chỉ tiêu cụ thể đến các thôn; phân công BCĐ đến các thôn nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao trách nhiệm cá nhân, phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội. - Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân gieo trồng đúng cơ cấu giống, đúng lịch thời vụ để giảm thiểu rủi ro do thời tiết, dịch bệnh gây ra. - Quản lý tốt chất lượng giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, thực hiện các cơ chế chính sách có hiệu quả. 3.2. Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng kinh tế nông nghiệp - Rà soát, đánh giá lại các sản phẩm trồng trọt phù hợp với diện tích thôn, xây dựng mục tiêu, giải pháp phát triển từng sản phẩm cụ thể, gắn sản xuất với tiêu thụ. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế của thôn và nhu cầu thị trường để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn. - Khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn theo hướng công nghệ cao; đẩy mạnh liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. 3.3. Thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật thâm canh - Bố trí cơ cấu giống cây trồng và thời vụ hợp lý + Cây lúa 01 trà Xuân chính vụ, ưu tiên sử dụng chất lượng cao. Nên bố trí từ 1-2 giống cùng trà, cùng xứ đồng để thuận lợi cho việc điều tiết nước, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch. + Cây ngô: Lựa chọn các giống có năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh; những giống có hàm lượng dinh dưỡng cao, sinh khối lớn làm thức ăn chăn nuôi; giống ngô thực phẩm (ngô ngọt, ngô nếp,...) nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất. 7 + Cây rau màu và cây trồng khác: Lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với từng xứ đồng, đấu mối liên kết bao tiêu để mở rộng diện tích như ớt, khoai tây, rau an toàn, hoa, cây thức ăn gia súc, ... đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bố trí các cây màu trên đất trồng lúa được chuyển đổi. - Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. + Tăng cường tuyên truyền cho nhân dân cày ải, phơi ruộng, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn dịch hại tàn dư trên đồng ruộng. + Bón phân cân đối N.P.K, ưu tiên bón các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân chuyên dùng cho từng loại cây trồng, kết hợp phân bón qua lá. + Đối với cây lúa, mở rộng phương pháp làm mạ khay cấy máy. Trường hợp làm mạ trên nền đất cứng phải che phủ ni lông 100%. không gieo mạ, cấy trong những ngày có nhiệt độ dưới 160C. + Đẩy mạnh việc cơ giới hóa vào sản xuất nhất là các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch nhằm tranh thủ được thời vụ, giải quyết tình trạng thiếu lao động, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 3.4. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện như chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh; Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 185/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh. Ngoài ra UBND xã kích cầu bố trí ngân sách phù hợp để xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển trồng trọt và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn. 3.5. Chủ động xây dựng và triển khai phương án tưới, tiêu, phòng chống thiên tai và phòng chống dịch hại *Giao cho HTXDVNN: -Cung ứng và quản lý giống. HTXDV nông nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất của xã, đấu mối với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân cung ứng đủ giống đảm bảo chất lượng, cơ cấu và thời vụ gieo cấy cho nông dân. HTXDV chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND xã làm tốt công tác kiểm tra, quản lý lưu thông buôn bán các loại vật tư nông nghiệp như ( giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) cùng với những đề xuất xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo pháp lệnh giống cây trồng và Nghị định của Chính phủ. - Giải pháp tưới tiêu. HTXDV phối hợp với xí nghiệp thủy nông thực hiện nghiêm túc kế hoạch ra quân làm thủy lợi mùa khô 2023 - 2024 của xã, phương án, phòng chống hạn đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất vụ chiêm xuân năm 2024. 8 Chủ động triển khai, thực hiện có hiệu quả phương án tưới, tiêu hợp lý. Kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sửa chữa các công trình, hệ thống cống, trạm bơm tưới, tiêu. -Giải pháp về vốn. Đề nghị HTXDV đấu mối cùng ngân hàng nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn để mua giống, vật tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất. Tập trung phát triển mạnh khâu dịch vụ mạ khay, máy cấy, thu hoạch bằng máy. Duy trì mối quan hệ giữa HTXDV nông nghiệp với các doanh nghiệp để mua phân bón trả chậm cho nhân dân. - Đối với công tác phòng chống dịch hại bảo vệ cây trồng: xây dựng và thực hiện tốt phương án phòng trừ dịch hại, dự tính, dự báo kịp thời, chính xác sự phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ phát sinh thành dịch. III. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện: Căn cứ phương án sản xuất của UBND xã, các thôn xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể ở địa bàn và tổ chức thực hiện, các chỉ tiêu của thôn xây dựng phải phù hợp chỉ tiêu kế hoạch xã giao, nhất là cơ cấu đúng các loại giống lúa lai, lúa chất lượng cao trong vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Sản xuất vụ chiêm xuân có tính quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu lương thực cả năm 2024, UBND xã đề nghị: MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, cấp ủy, chi bộ các thôn, động viên hội viên và toàn thể nhân dân tham gia tích cực có hiệu quả để tổ chức thực hiện thắng lợi phương án sản xuất vụ chiêm xuân, làm tiền đề quan trọng hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2024 trên địa bàn toàn xã.
(Trịnh Hà)

PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2023 - 2024

Đăng lúc: 08/12/2023 (GMT+7)
100%


KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2022 - 2023.
Vụ Chiêm Xuân năm 2022 - 2023 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn đó là: Sản xuất trồng trọt tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành, sự tham gia phối hợp của tổ chức chính trị - xã hội; kinh nghiệm và sự tập trung chỉ đạo của các thôn, ngày càng có tính kế hoạch cao và khả năng xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh trong sản xuất; HTX DV NN xã phục vụ sản xuất được đáp ứng kịp thời; khoa học kỹ thuật mới được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi; cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, xã tiếp tục được triển khai hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất trồng trọt cũng gặp nhiều khó khăn đó là: thời tiết, khí hậu có sự biến đổi khác biệt so với quy luật hàng năm; mưa muộn, lượng mưa ít; đầu vụ rét kéo dài, một số ngày rét đậm làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây lúa; giá vật tư nông nghiệp, nhiên liệu, nhất là phân bón giai đoạn đầu vụ cao ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của nông dân. Lao động ngày càng ít, trong khi mô hình sản xuất nông hộ vẫn chiếm đa số; đầu tư của các doanh nghiệp cho sản xuất trồng trọt còn hạn chế nhất là khâu liên kết và tiêu thụ sản phẩm. I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2022 - 2023 1. Về diện tích, năng suất, sản lƣợng và giá trị sản xuất. Tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân đạt 461ha/462 ha. Đạt 99,78% KH. Diện tích cây lúa: 419/420 ha đạt 99,76% KH, diện tích lúa lai 336/419 ha đạt 80,19% diện tích gieo cấy. Năng suất lúa vụ chiêm xuân bình quân đạt 75 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 3.142,5 tấn. - Cây trồng khác: Tổng diện tích 42 ha, Trong đó: + Cây ngô xuân là 13 ha/18 ha đạt 72,22% tăng 2,7 ha so với cùng kỳ; năng suất đạt 55 tạ/ha. Sản lượng đạt 71,5 tấn; + Cây ớt 4 ha, giảm 0.7 ha so với cùng kỳ, năng suất ớt bình quân đạt 12 tấn/ha, sản lượng đạt 48 tấn; + Cây rau màu khác 25 ha tăng 10 ha so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực vụ Chiêm Xuân năm 2023 đạt 3.262 tấn = 59,3 % kế hoạch năm và = 100,36 % so với cùng kỳ. Giá trị thu nhập trên 01 ha canh tác đạt 68 triệu đồng đạt 57,62% KH và bằng 104,6% so với cùng kỳ 2 Hợp tác xã DVNN đã thực hiện đúng lịch chỉ đạo của UBND xã về thời vụ, đảm bảo tốt các khâu dịch vụ như: Nước mạ, đổ ải, và tưới dưỡng cho cây lúa, cây màu. Kiểm tra và thông báo phòng trừ sâu bệnh kịp thời trên diện tích cây trồng vụ chiêm xuân nên không để sâu bệnh phát triển ở diện rộng. 2. Đánh giá * Công tác chỉ đạo, điều hành: -UBND Xã đã chủ động chỉ đạo điều hành xây dựng phương án sản xuất vụ Chiêm Xuân; có các biện pháp chỉ đạo cụ thể, phù hợp về thời vụ, cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác. - Công tác thông tin, tuyên truyền tiếp tục được quan tâm với nhiều hình thức khác nhau. Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp được tăng cường. - Các hoạt động dịch vụ cung ứng giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, cơ giới hóa của các hộ kinh doanh đảm bảo về số lượng, chất lượng và kịp thời. - Hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng tiếp tục được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, nạo vét đưa vào sử dụng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất. * Về thực hiện thời vụ, lịch gieo trồng. - Thời vụ: Trên địa bàn xã 98% diện tích lúa được gieo cấy đúng thời vụ theo hướng dẫn của UBND huyện, UBND xã, trong đó có 2% diện tích nhân dân gieo mạ sớm, cấy trước thời vụ như: Thôn Trung Thôn, thôn 6, thôn 2, thôn 1. - Cơ cấu giống: Các loại giống cây trồng được quan tâm lựa chọn cân nhắc kỹ, các giống đưa vào gieo trồng đều có tiềm năng, năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện của vùng, riêng giống lúa được lựa chọn đưa vào 3 nhóm: Nhóm lúa lai năng suất cao, chất lượng khá; nhóm giống có năng suất khá chất lượng cao và nhóm giống phục vụ chế biến. Các giống lúa lai vụ chiêm xuân chiếm trên 80%, vụ mùa trên 20% diện tích gieo cấy. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt của Tỉnh và Huyện tiếp tục được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy sản xuất trên địa bàn xã: chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025; Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; Nghị quyết số 195/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa về hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn huyện năm 2023. * Những tồn tại, hạn chế: 3 - Công tác tuyên truyền cho người dân nắm bắt các cơ chế chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh và của Huyện của xã có lúc còn chưa kịp thời. Có thôn vẫn chưa cương quyết trong chỉ đạo thời vụ, vẫn để xảy ra tình trạng gieo mạ, cấy lúa sớm hơn thời vụ khuyến cáo của UBND xã, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. - Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản vẫn thấp. - Quy mô sản xuất nhỏ vẫn là chính, chủ yếu vẫn ở hình thức sản xuất hộ gia đình, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung; chưa có liên kết sản xuất. - Diện tích áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh còn hạn chế. * Nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan: Giá vật tư đầu vào luôn ở mức cao, giá bán các nông sản thấp. Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất khó khăn. Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, làm cho cây trồng sinh trưởng không thuận lợi; quy mô sản xuất ngành trồng trọt vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu vẫn ở hình thức sản xuất nông hộ; hạ tầng phục vụ sản xuất còn bị chia cắt (khu vực diện tích bị ảnh hưởng do làm đường cao tốc, đường Hoàng Kim) * Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số thôn vẫn chưa quyết liệt để nhân dân cấy không đúng thời vụ. Công tác tuyên truyền chưa đúng mức, nhận thức của hộ nông dân về mùa vụ còn hạn chế chưa tuân thủ các quy định, quy trình trong sản xuất nông nghiệp của xã. Một số bộ phận nhân dân không thiết tha với sản xuất nông nghiệp, chậm thích nghi với cơ chế thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản thiếu ổn định. Phần thứ hai PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2023– 2024 I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG 2023 – 2024, NHIỆM VỤ TIẾP THEO 1. Tình hình và kết quả. Mưa lớn ở đầu vụ từ ngày 24 - 28/9 đã gây ảnh hưởng một số diện tích cây trồng vụ Đông, đến 23/11/2023 toàn xã đã gieo trồng được tổng diện tích: 47,3ha /70ha đạt 67,57% KH giao Trong đó: - Cây ngô: 12,35 ha/15 ha, đạt 82,33% KH; - Ớt đã trồng: 2,45 ha/3 ha, đạt 81,66% KH; - Khoai lang: 0.5ha/3 ha, đạt 16,66% KH; 4 - Cây rau màu khác: 32ha/45 ha, đạt 71,11KH; 2. Các nhiệm vụ tiếp theo. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất vụ Đông 2023 - 2024, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau: - Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích cây trồng vụ Đông, chăm sóc, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh như sâu keo mùa thu trên ngô, bệnh thán thư trên ớt, các loại sâu ăn lá trên rau đậu,... đảm bảo hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm theo khuyến cáo của UBND xã và HTX DVNN xã. - Tiếp tục trồng mới, tăng vụ đối với các loại rau ăn lá, ngắn ngày đảm bảo kế hoạch về diện tích và tăng hiệu quả kinh tế, trồng rải vụ để vừa đảm bảo nguồn cung cho thị trường vừa tránh được tình trạng dư thừa giá rẻ, nhất là dịp trước và sau tết Nguyên Đán. - Chỉ đạo HTX DVNN, cung ứng đủ nước, thoát nước khi có mưa lớn sảy ra, cung ứng đủ phân và giống cho cây trồng. II. PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2023 - 2024 1. Dự báo tình hình 1.1. Tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn, nguồn nƣớc Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những tháng cuối năm 2023 đến tháng 3/2024, hiện tượng El Nino (pha nóng) vẫn tiếp tục duy trì với xắc suất khoảng 85 - 95%, cường độ có xu hướng giảm dần. Nhiệt độ và không khí lạnh: tháng 11 - 12/2023 phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,50C - 1,50C; thời kỳ đầu mùa Đông 2023 - 2024 không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu và rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động muộn; tháng 01 - 3/2024 số ngày rét đậm, rét hại có khả năng ít hơn TBNN. Các đợt rét đậm, rét hại có xu hướng không kéo dài. Lượng mưa, dòng chảy: tổng lượng mưa khu vực Bắc Trung Bộ trong tháng 11/2023 ở mức cao hơn từ 15 - 30% so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 12/2023, tổng lượng mưa tại Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 20 - 40% so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 01 - 02/2024, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn so với TBNN khoảng từ 5 - 10 mm. Tháng 3/2024 tổng lượng mưa thấp hơn từ 5 - 10 mm so với TBNN cùng thời kỳ (tổng lượng mưa phổ biến từ 30 - 60 mm). Như vậy, mùa đông 2023 - 2024 không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu, rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động muộn hơn TBNN, nhiệt độ cao hơn TBNN từ 0,50C - 1,50C; nguồn nước phục vụ sản xuất cơ bản đầy đủ. 1.2. Thuận lợi và khó khăn 1.2.1. Thuận lợi - Vai trò của sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực Trồng trọt nói riêng được khẳng định trong việc đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, nâng cao giá trị, tạo nguyên liệu phục vụ chế biến. 5 - Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự tham gia của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp. - Các chương trình, dự án, đề án cùng với cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà nước, của doanh nghiệp tạo động lực phát triển cho sản xuất nông nghiệp. - Các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã và đang tiếp tục đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp hoàn thiện đưa vào sử dụng ngày càng hiệu quả. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được ứng dụng nhanh trên địa bàn là điều kiện thuận lợi cho sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023 - 2024. - Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao đang tiếp tục xuất hiện trên địa bàn huyện. - Nhiều Doanh nghiệp có nhu cầu liên kết, các nhà máy sản xuất, chế biến đi vào hoạt động đã ổn định,... 1.2.2. Khó khăn - Thiên tai, biến đổi khí hậu, sâu bệnh tiềm ẩn nguy cơ khó lường trong khi năng lực ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ lao động thấp,... là những yếu tố không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. - Giá các loại vật tư phân bón, giá xăng dầu, giá công lao động tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất lớn trong khi đó giá nông sản không ổn định. Mặt khác việc tiêu thụ nông sản chủ yếu vẫn thông qua tư thương, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, HTXDVNN hoạt động và bao tiêu sản phẩm chưa thực sự bền vững và hiệu quả. Khả năng đầu tư vào sản xuất trồng trọt bị hạn chế. Bên cạnh đó sản xuất nhỏ lẻ, manh mún làm ảnh hưởng đến đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ. 2. Mục tiêu, chỉ tiêu. 2.1. Về diện tích: - Tổng diện tích gieo trồng toàn xã 464 ha; trong đó: + Cây lúa: 416 ha (Lúa lai 333ha bằng 80% diên tích; lúa thuần, lúa chất lượng cao 20% diện tích = 83ha), ước đạt NSBQ 70 tạ/ha, Sản lượng: 2.912 tấn. + Diện tích lúa nếp và liên kết: Lúa nếp 15 ha; Diện tích lúa liên kết 150ha + Cây ngô: 7ha, Ngô thương phẩm, dự kiến NSBQ: 55 tạ/ha, Sản lượng 38,5 tấn; + Rau màu: 41ha. - Tổng diện tích cây lúa liên kết bao tiêu sản phẩm: 150 ha. (Chỉ tiêu về diện tích các loại cây trồng chính có phụ lục kèm theo) 2.2. Về cơ cấu giống và thời vụ: 6 * Cơ cấu giống: - Cây lúa: Sử dụng các giống theo hướng lúa lai năng suất cao, chất lượng khá; lúa thuần chất lượng cao. Cụ thể các giống chủ lực như sau: + Lúa lai: Thái Xuyên111; Long Hương 8117; Nghi Hương 305; VT 404; Thụy Hương 308; Nam Dương 99; C.Ưu đa hệ số 1; CT16. + Lúa thuần: TBR97; TBR225; Đài thơm 8; VNR20; Xi23; J02; Nếp các loại. - Cây ngô: Dùng các giống: DK9955; CP511; DK6919S; NK6275; NK7328; SSC587; CP311. - Ngô ngọt: Hibrix 58; Gold Cob; Việt Thái. * Thời vụ: Tâp trung 1 trà xuân chính vụ + Trà xuân chính vụ: gieo cấy 100% diện tích, gieo mạ từ 01/01 05/01/2024, cơ cấu bằng giống Xi23. - Cây ngô: Thời vụ gieo từ 01/02  25/02/2023. Trong đó ngô lấy hạt gieo từ 01/02 - 15/02/2024; - Cây ớt: Thời vụ gieo từ 25/11  15/12/2023. (Có hướng dẫn thời vụ chi tiết kèm theo) 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu 3.1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sản xuất kịp thời, hiệu quả - UBND xã giao chỉ tiêu cụ thể đến các thôn; phân công BCĐ đến các thôn nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao trách nhiệm cá nhân, phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội. - Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân gieo trồng đúng cơ cấu giống, đúng lịch thời vụ để giảm thiểu rủi ro do thời tiết, dịch bệnh gây ra. - Quản lý tốt chất lượng giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, thực hiện các cơ chế chính sách có hiệu quả. 3.2. Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng kinh tế nông nghiệp - Rà soát, đánh giá lại các sản phẩm trồng trọt phù hợp với diện tích thôn, xây dựng mục tiêu, giải pháp phát triển từng sản phẩm cụ thể, gắn sản xuất với tiêu thụ. - Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế của thôn và nhu cầu thị trường để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn. - Khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn theo hướng công nghệ cao; đẩy mạnh liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. 3.3. Thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật thâm canh - Bố trí cơ cấu giống cây trồng và thời vụ hợp lý + Cây lúa 01 trà Xuân chính vụ, ưu tiên sử dụng chất lượng cao. Nên bố trí từ 1-2 giống cùng trà, cùng xứ đồng để thuận lợi cho việc điều tiết nước, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch. + Cây ngô: Lựa chọn các giống có năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh; những giống có hàm lượng dinh dưỡng cao, sinh khối lớn làm thức ăn chăn nuôi; giống ngô thực phẩm (ngô ngọt, ngô nếp,...) nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất. 7 + Cây rau màu và cây trồng khác: Lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với từng xứ đồng, đấu mối liên kết bao tiêu để mở rộng diện tích như ớt, khoai tây, rau an toàn, hoa, cây thức ăn gia súc, ... đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bố trí các cây màu trên đất trồng lúa được chuyển đổi. - Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. + Tăng cường tuyên truyền cho nhân dân cày ải, phơi ruộng, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn dịch hại tàn dư trên đồng ruộng. + Bón phân cân đối N.P.K, ưu tiên bón các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân chuyên dùng cho từng loại cây trồng, kết hợp phân bón qua lá. + Đối với cây lúa, mở rộng phương pháp làm mạ khay cấy máy. Trường hợp làm mạ trên nền đất cứng phải che phủ ni lông 100%. không gieo mạ, cấy trong những ngày có nhiệt độ dưới 160C. + Đẩy mạnh việc cơ giới hóa vào sản xuất nhất là các khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch nhằm tranh thủ được thời vụ, giải quyết tình trạng thiếu lao động, giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 3.4. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của huyện như chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh; Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 185/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh. Ngoài ra UBND xã kích cầu bố trí ngân sách phù hợp để xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển trồng trọt và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn. 3.5. Chủ động xây dựng và triển khai phương án tưới, tiêu, phòng chống thiên tai và phòng chống dịch hại *Giao cho HTXDVNN: -Cung ứng và quản lý giống. HTXDV nông nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất của xã, đấu mối với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân cung ứng đủ giống đảm bảo chất lượng, cơ cấu và thời vụ gieo cấy cho nông dân. HTXDV chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND xã làm tốt công tác kiểm tra, quản lý lưu thông buôn bán các loại vật tư nông nghiệp như ( giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) cùng với những đề xuất xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo pháp lệnh giống cây trồng và Nghị định của Chính phủ. - Giải pháp tưới tiêu. HTXDV phối hợp với xí nghiệp thủy nông thực hiện nghiêm túc kế hoạch ra quân làm thủy lợi mùa khô 2023 - 2024 của xã, phương án, phòng chống hạn đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất vụ chiêm xuân năm 2024. 8 Chủ động triển khai, thực hiện có hiệu quả phương án tưới, tiêu hợp lý. Kiểm tra, phát hiện hư hỏng, sửa chữa các công trình, hệ thống cống, trạm bơm tưới, tiêu. -Giải pháp về vốn. Đề nghị HTXDV đấu mối cùng ngân hàng nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vốn để mua giống, vật tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất. Tập trung phát triển mạnh khâu dịch vụ mạ khay, máy cấy, thu hoạch bằng máy. Duy trì mối quan hệ giữa HTXDV nông nghiệp với các doanh nghiệp để mua phân bón trả chậm cho nhân dân. - Đối với công tác phòng chống dịch hại bảo vệ cây trồng: xây dựng và thực hiện tốt phương án phòng trừ dịch hại, dự tính, dự báo kịp thời, chính xác sự phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại, nhất là đối với các đối tượng có nguy cơ phát sinh thành dịch. III. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện: Căn cứ phương án sản xuất của UBND xã, các thôn xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể ở địa bàn và tổ chức thực hiện, các chỉ tiêu của thôn xây dựng phải phù hợp chỉ tiêu kế hoạch xã giao, nhất là cơ cấu đúng các loại giống lúa lai, lúa chất lượng cao trong vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Sản xuất vụ chiêm xuân có tính quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu lương thực cả năm 2024, UBND xã đề nghị: MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, cấp ủy, chi bộ các thôn, động viên hội viên và toàn thể nhân dân tham gia tích cực có hiệu quả để tổ chức thực hiện thắng lợi phương án sản xuất vụ chiêm xuân, làm tiền đề quan trọng hoàn thành kế hoạch sản xuất năm 2024 trên địa bàn toàn xã.
(Trịnh Hà)
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT