Tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi bền vững; bảo đảm nguồn cung thực phẩm tết nguyên đán năm 2024

Đăng lúc: 17/01/2024 (GMT+7)
100%

Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay tình trạng nhập lậu động vật vẫn diễn ra phức tạp ở một số địa phương trên địa bàn cả nước, gây nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu phi, Viêm da nổi cục trâu bò, cúm gia cầm, tiếp tục xảy ra ở một số địa phương, trong đó có một số tỉnh giáp ranh với Thanh Hóa. Trên địa bàn huyện mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, công tác phòng chống dịch bệnh đã được triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, tốc độ tăng trưởng toàn ngành chăn nuôi của huyện trên 8%, sản lượng thịt hơi các loại vượt 3% so với kế hoạch, đạt 108,5% so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao, nhất là điều kiện thời tiết mưa, rét; nhu cầu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng mạnh vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.

Để chủ động ngăn chặn kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm nguồn cung sản phẩm trong các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương đã chủ động phân công cán bộ bám sát cơ sở để nắm chắc tình hình chăn nuôi; đôn đốc các địa phương tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh động vật, nhất là dịch Dịch tả lợn Châu phi,Lở mồn long móng, Viêm da nổi cục Trâu bòvà Cúm gia cầm….; hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại tránh “mưa tạt, gió lùa”, giữ ấm cho vật nuôi; chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại để tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh; Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh tại khu vực chăn nuôi. Công tác kiểm dịch, kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiếp tục được duy trì và thực hiện đúng quy định của Luật Thú y, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông an toàn động vật, sản phẩm động vật.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn vật nuôi

Tăng cường thông tin tuyên truyền tới người nhân dân, nhất là người chăn nuôi, người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đây là nguy cơ truyền lây bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi như: Dịch tả lợn châu Phi, Lở mồn long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh ở lợn… Hướng dẫn người chăn nuôi khi phát hiện trong đàn vật nuôi có biểu hiện ốm, chết bất thường phải thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để kiểm tra, xác định bệnh; không bán chạy, không vứt xác gia súc, gia cầm chết ra môi trường; không giết mổ gia súc, gia cầm ốm chết làm thực phẩm… Chỉ đạo chính quyền cơ sở, nhất là lực lượng trưởng thôn, hệ thống thú y cơ sở giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, kiểm tra nắm chắc tình hình chăn nuôi tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm; vận động các tổ chức, đoàn thể, người dân cùng tham gia giám sát dịch, giám sát các cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, không giấu dịch; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó dập dịch ngay khi dịch xảy ra, không để dịch lây lan ra diện rộng. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tiêm phòng định kỳ và bổ sung vắc-xin cho đàn vật nuôi đầy đủ, đúng quy trình, nhất là tiêm vắc-xin dịch tả lợn, vắc-xin long mồm lở móng cho đàn gia súc, vắc-xin Cúm gia cầm, vắc xin Viêm da nổi cục Trâu bò... để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trước, trong và sau Tết Giáp Thìn cũng như các lễ hội năm 2024.

Trịnh Hà

Tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; phát triển chăn nuôi bền vững; bảo đảm nguồn cung thực phẩm tết nguyên đán năm 2024

Đăng lúc: 17/01/2024 (GMT+7)
100%

Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay tình trạng nhập lậu động vật vẫn diễn ra phức tạp ở một số địa phương trên địa bàn cả nước, gây nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu phi, Viêm da nổi cục trâu bò, cúm gia cầm, tiếp tục xảy ra ở một số địa phương, trong đó có một số tỉnh giáp ranh với Thanh Hóa. Trên địa bàn huyện mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, công tác phòng chống dịch bệnh đã được triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, tốc độ tăng trưởng toàn ngành chăn nuôi của huyện trên 8%, sản lượng thịt hơi các loại vượt 3% so với kế hoạch, đạt 108,5% so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao, nhất là điều kiện thời tiết mưa, rét; nhu cầu vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng mạnh vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.

Để chủ động ngăn chặn kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo đảm nguồn cung sản phẩm trong các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Quảng Xương đã chủ động phân công cán bộ bám sát cơ sở để nắm chắc tình hình chăn nuôi; đôn đốc các địa phương tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh động vật, nhất là dịch Dịch tả lợn Châu phi,Lở mồn long móng, Viêm da nổi cục Trâu bòvà Cúm gia cầm….; hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại tránh “mưa tạt, gió lùa”, giữ ấm cho vật nuôi; chăm sóc đảm bảo dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại để tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh; Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài véc tơ truyền bệnh tại khu vực chăn nuôi. Công tác kiểm dịch, kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiếp tục được duy trì và thực hiện đúng quy định của Luật Thú y, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông an toàn động vật, sản phẩm động vật.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để bảo vệ đàn vật nuôi

Tăng cường thông tin tuyên truyền tới người nhân dân, nhất là người chăn nuôi, người tham gia giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đây là nguy cơ truyền lây bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi như: Dịch tả lợn châu Phi, Lở mồn long móng, Cúm gia cầm, Tai xanh ở lợn… Hướng dẫn người chăn nuôi khi phát hiện trong đàn vật nuôi có biểu hiện ốm, chết bất thường phải thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để kiểm tra, xác định bệnh; không bán chạy, không vứt xác gia súc, gia cầm chết ra môi trường; không giết mổ gia súc, gia cầm ốm chết làm thực phẩm… Chỉ đạo chính quyền cơ sở, nhất là lực lượng trưởng thôn, hệ thống thú y cơ sở giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, kiểm tra nắm chắc tình hình chăn nuôi tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm; vận động các tổ chức, đoàn thể, người dân cùng tham gia giám sát dịch, giám sát các cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, không giấu dịch; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó dập dịch ngay khi dịch xảy ra, không để dịch lây lan ra diện rộng. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tiêm phòng định kỳ và bổ sung vắc-xin cho đàn vật nuôi đầy đủ, đúng quy trình, nhất là tiêm vắc-xin dịch tả lợn, vắc-xin long mồm lở móng cho đàn gia súc, vắc-xin Cúm gia cầm, vắc xin Viêm da nổi cục Trâu bò... để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trước, trong và sau Tết Giáp Thìn cũng như các lễ hội năm 2024.

Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT