THÔNG BÁO “Kỹ thuật phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, đạo ôn cổ bông và các đối tượng sâu bệnh hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023”

Đăng lúc: 25/04/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay lúa xuân trong giai đoạn trổ bông, cây lúa phát triển tốt. Qua kiểm tra thăm đồng của UBND cùng HTX DVNN xã, phát hiện một số bệnh hại như bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt. Mặt khác điều kiện thời tiết trong thời gian gần đây mưa nắng thất thường, xen kẽ các đợt không khí lạnh cuối mùa, đó là những yếu tố rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông gây hại... Để vụ Chiêm Xuân đạt năng suất. UBND xã, HTX DVNN hướng dẫn các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại lúa cuối vụ cụ thể như sau:
z4292976730907_c0d5e85f56745011261fc10450cb48d4.jpg
1. Đối với bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Hiện nay thời tiết có thay đổi thất thường như nắng mưa gió thay đổi đột ngột đã làm một số diện tích đã nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn, dự kiến thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều đợt mưa giông kèm theo gió, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn lây lan nhanh và có khả năng gây hại mạnh trên diện rộng.
Thời điểm này, cần thực hiện các biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV Đối với diện tích mới chớm bị bệnh và các diện tích xung quanh khu vực bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: Totan 200WP, Xantocin 20WP, Staner 20WP, Xanthomix 20WP, Kasumin 2SL,…
2. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông:
Với bệnh đạo ôn trên cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa trổ, nhất là đối với các chân ruộng đã bị nhiễm đạo ôn trên lá và tiến hành phun phòng trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày và sau 7 - 10 ngày có thể phun lại lần thứ 2 đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn hại lá nặng để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn như: Filia 525SC, Angate 75WP, Beam 75WP;
3. Đối với sâu đục thân 2 chấm - Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nhất là trên các diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp để phát hiện trứng sâu sớm. Tập trung kiểm tra dọc bờ, kiểm tra mặt trên lá lúa để phát hiện ổ trứng. Sử dụng các biện pháp thủ công là ngắt ổ trứng để hạn chế sự gây hại của sâu.
- Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên cần thực hiện khuyến cáo phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV và những nơi có mật độ 1 ổ/m2 thì cần khuyến cáo phun kép 2 lần. Bằng các loại thuốc hóa học như: Premathon TM 5SC, Virtako 40WG, Comda gold 5WG,....
4. Đối với bệnh khô vằn:
Phun trừ khi mới bị bệnh bằng các loại thuốc như: Tilt super 300EC, Hexalazole 300SC, Anvil 5SC, Vali 5 SL,....
5. Đối với bệnh lem lép hạt:
Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại giai đoạn lúa trổ - chín sữa, đặc biệt bệnh hại mạnh khi lúa trổ gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, mưa lớn và mưa kéo dài, hoặc nhiệt độ quá cao > 380 c , nếu không phòng trừ kịp thời thì tỷ lệ lép lửng cao, làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa. Biện pháp phòng trừ: Phun lúc lúa trổ thấp tho (5%) và phun nhắc lại khi lúa trổ đều, bằng các loại thuốc: Scooter 300EC, Tilt super 300EC , Amistar Top 325SC, ….
* Lưu ý: Lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2 , phun khi lá khô, với diện tích lúa đang trổ cần phun vào chiều mát.
Trên đây là Thông báo Kỹ thuật phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và các đối tượng sâu bệnh hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023. Chủ tịch UBND xã Thiệu Giang đề nghị HTX DVNN, 07 đ/c Trưởng thôn các thôn, tăng cường tích cực bám sát đồng ruộng, kiểm tra thăm đồng để phát hiện bệnh sớm, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất.
Trịnh Hà

THÔNG BÁO “Kỹ thuật phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, đạo ôn cổ bông và các đối tượng sâu bệnh hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023”

Đăng lúc: 25/04/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay lúa xuân trong giai đoạn trổ bông, cây lúa phát triển tốt. Qua kiểm tra thăm đồng của UBND cùng HTX DVNN xã, phát hiện một số bệnh hại như bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt. Mặt khác điều kiện thời tiết trong thời gian gần đây mưa nắng thất thường, xen kẽ các đợt không khí lạnh cuối mùa, đó là những yếu tố rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông gây hại... Để vụ Chiêm Xuân đạt năng suất. UBND xã, HTX DVNN hướng dẫn các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại lúa cuối vụ cụ thể như sau:
z4292976730907_c0d5e85f56745011261fc10450cb48d4.jpg
1. Đối với bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Hiện nay thời tiết có thay đổi thất thường như nắng mưa gió thay đổi đột ngột đã làm một số diện tích đã nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn, dự kiến thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều đợt mưa giông kèm theo gió, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn lây lan nhanh và có khả năng gây hại mạnh trên diện rộng.
Thời điểm này, cần thực hiện các biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV Đối với diện tích mới chớm bị bệnh và các diện tích xung quanh khu vực bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: Totan 200WP, Xantocin 20WP, Staner 20WP, Xanthomix 20WP, Kasumin 2SL,…
2. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông:
Với bệnh đạo ôn trên cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa trổ, nhất là đối với các chân ruộng đã bị nhiễm đạo ôn trên lá và tiến hành phun phòng trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày và sau 7 - 10 ngày có thể phun lại lần thứ 2 đối với những ruộng đã bị bệnh đạo ôn hại lá nặng để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn như: Filia 525SC, Angate 75WP, Beam 75WP;
3. Đối với sâu đục thân 2 chấm - Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nhất là trên các diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp để phát hiện trứng sâu sớm. Tập trung kiểm tra dọc bờ, kiểm tra mặt trên lá lúa để phát hiện ổ trứng. Sử dụng các biện pháp thủ công là ngắt ổ trứng để hạn chế sự gây hại của sâu.
- Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên cần thực hiện khuyến cáo phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV và những nơi có mật độ 1 ổ/m2 thì cần khuyến cáo phun kép 2 lần. Bằng các loại thuốc hóa học như: Premathon TM 5SC, Virtako 40WG, Comda gold 5WG,....
4. Đối với bệnh khô vằn:
Phun trừ khi mới bị bệnh bằng các loại thuốc như: Tilt super 300EC, Hexalazole 300SC, Anvil 5SC, Vali 5 SL,....
5. Đối với bệnh lem lép hạt:
Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại giai đoạn lúa trổ - chín sữa, đặc biệt bệnh hại mạnh khi lúa trổ gặp nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, mưa lớn và mưa kéo dài, hoặc nhiệt độ quá cao > 380 c , nếu không phòng trừ kịp thời thì tỷ lệ lép lửng cao, làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa. Biện pháp phòng trừ: Phun lúc lúa trổ thấp tho (5%) và phun nhắc lại khi lúa trổ đều, bằng các loại thuốc: Scooter 300EC, Tilt super 300EC , Amistar Top 325SC, ….
* Lưu ý: Lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2 , phun khi lá khô, với diện tích lúa đang trổ cần phun vào chiều mát.
Trên đây là Thông báo Kỹ thuật phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và các đối tượng sâu bệnh hại lúa vụ Chiêm Xuân năm 2023. Chủ tịch UBND xã Thiệu Giang đề nghị HTX DVNN, 07 đ/c Trưởng thôn các thôn, tăng cường tích cực bám sát đồng ruộng, kiểm tra thăm đồng để phát hiện bệnh sớm, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất.
Trịnh Hà
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT