THÔNG BÁO V/v tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn xã

Đăng lúc: 06/12/2023 (GMT+7)
100%

Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam - Cục Thú y, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh Dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người tử vong. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đã xảy ra 03 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 01 người tử vong do tiếp súc với chó mắc bệnh Dại. Trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh nói chung, chuyện Thiệu Hóa nói riền, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục lây lan trên đàn chó, mèo và gây tử vong trên người là rất cao do: (1) huyện ta có đàn chó, mèo lớn với khoảng gần 20.000 con; (2) đàn chó, mèo còn chưa quản lý chặt chẽ, chó còn thả rông nơi công cộng, không có rọ mõm, xích; (3) đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin triệt để.
benh-dai.png

Virus dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của chó, mèo. Để phòng ngừa bệnh dại lây từ động vật sang người, UBND xã Thiệu Giang đề nghị mọi người, mọi gia đình phải chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan thú y khi có nuôi chó, mèo như:

th.jpg1ca15ab961f488aad1e5.jpg

1. Yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó với UBND xã,

2. Chấp hành việc xích, nhốt; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm, có dây xích và người dắt;

3.- Khi nuôi chó, mèo phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định; không gây ồn ào, ảnh hưởng tới những người xung quanh.

4- Nuôi trong nhà, không thả chạy rong, đảm bảo vệ sinh môi trường không ảnh hưởng tới người xung quanh.

5- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

6- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

benh-dai-o-cho-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-202104171243056992.jpg

Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

- Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày.

- Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày, trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc, là "thú cưng" đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành ‘thú dữ", gây hại cho sức khỏe của người nuôi. UBND xã đề nghị các ban ngành ,đoàn thể, các đơn vị thôn tăng cường tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên, và toàn thể nhân dân được biết về cách phòng tránh bệnh dại, để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

THÔNG BÁO V/v tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn xã

Đăng lúc: 06/12/2023 (GMT+7)
100%

Theo thông tin từ Hệ thống Quản lý thông tin Dịch bệnh động vật Việt Nam - Cục Thú y, tình hình bệnh Dại động vật trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp có chiều hướng tăng, từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra 213 ổ dịch bệnh Dại tại 31 tỉnh, thành phố, làm 72 người tử vong. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đã xảy ra 03 ổ dịch bệnh Dại tại huyện Thạch Thành (xã Thạch Tượng), huyện Như Xuân (xã Bãi Trành, xã Xuân Bình) làm 01 người tử vong do tiếp súc với chó mắc bệnh Dại. Trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh nói chung, chuyện Thiệu Hóa nói riền, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục lây lan trên đàn chó, mèo và gây tử vong trên người là rất cao do: (1) huyện ta có đàn chó, mèo lớn với khoảng gần 20.000 con; (2) đàn chó, mèo còn chưa quản lý chặt chẽ, chó còn thả rông nơi công cộng, không có rọ mõm, xích; (3) đàn chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin triệt để.
benh-dai.png

Virus dại lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của chó, mèo. Để phòng ngừa bệnh dại lây từ động vật sang người, UBND xã Thiệu Giang đề nghị mọi người, mọi gia đình phải chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của cơ quan thú y khi có nuôi chó, mèo như:

th.jpg1ca15ab961f488aad1e5.jpg

1. Yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó với UBND xã,

2. Chấp hành việc xích, nhốt; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm, có dây xích và người dắt;

3.- Khi nuôi chó, mèo phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định; không gây ồn ào, ảnh hưởng tới những người xung quanh.

4- Nuôi trong nhà, không thả chạy rong, đảm bảo vệ sinh môi trường không ảnh hưởng tới người xung quanh.

5- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

6- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

benh-dai-o-cho-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-202104171243056992.jpg

Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

- Đối với chó nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày.

- Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày, trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc, là "thú cưng" đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành ‘thú dữ", gây hại cho sức khỏe của người nuôi. UBND xã đề nghị các ban ngành ,đoàn thể, các đơn vị thôn tăng cường tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên, và toàn thể nhân dân được biết về cách phòng tránh bệnh dại, để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT