PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM GIUN SÁN

Đăng lúc: 08/05/2024 (GMT+7)
100%

PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM GIUN SÁN

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ

PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM GIUN SÁN


Có rất nhiều bệnh tật chúng ta sẽ mắc phải nếu không vệ sinh sạch sẽ. Đó là những bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như tay- chân- miệng, tiêu chảy cấp…Cũng có những bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ẩn chứa những mối nguy hiểm không thể lường trước được.Trong số đó là bệnh do Giun,sán;
1. Vì sao chúng ta bị nhiễm giun
Giun sán là những kí sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại kí sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun. Nhất là Trẻ em Việt Nam có tới 80 – 90% bị nhiễm giun, có nghĩa là cứ 10 em thì có 8 – 9 em bị nhiễm giun. Nguyên nhân là do trẻ không giữ vệ sinh sạch sẽ, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi ta không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chin.
Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trứng giun, từ đó trứng giun, ấu trùng giun sán sẽ dễ dàng vào ruột của người chúng ta và sinh sản rất nhanh.
Có nhiều loại giun sán, nhưng thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con, nhưng ít hơn người lớn.
9f9c25a420ae81f0d8bf.jpg
2. Tác hại của giun
Giun sống trong ruột người gây ra nhiều tác hại, nhất là đối với trẻ em. Trẻ có giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất, hơn nữa trẻ lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn cả giun đằng miệng. Trẻ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có nhiều giun quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm trẻ đau bụng dữ dội.
36ac5e9b5b91facfa380.jpg
3. Đề phòng
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện.
- Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay.
- Luôn đi giày dép và không ngồi lê trên đất.
- Không được ăn hoa quả chưa sạch.
- Không ăn thức ăn chưa nấu chin.
- Không uống nước chưa đun sôi.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và không dung phân tươi bón ruộng, nuôi cá.
- Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.
- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.
4. Chữa bệnh giun sán
Khi chữa trị cần phải chú ý, vì trẻ có thể bị mắc nhiều loại, thí dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v … Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dung cho trẻ để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật chẳng hạn, rất nguy hiểm cho trẻ nếu chẩn đoán không ra.
721fa637a33d02635b2c.jpg
Tốt nhất cứ 6 tháng nên cho trẻ tẩy giun 1 lần. thuốc Mebendagol có tác dụng xổ cả 4 loại giun: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc.
Đối với trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn còn xanh xao, yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không, hoặc có thể trẻ bị bệnh khác như: còi xương, suy dinh dưỡng, xơ nhiễm lao v.v … để chữa trị cho đúng hướng.
“Vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai con em chúng ta, toàn dân hãy hưởng ứng chiến dịch tẩy giun cho Học sinh Tiểu học”
Trạm y tế xã

PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM GIUN SÁN

Đăng lúc: 08/05/2024 (GMT+7)
100%

PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM GIUN SÁN

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ

PHÒNG TRÁNH BỆNH NHIỄM GIUN SÁN


Có rất nhiều bệnh tật chúng ta sẽ mắc phải nếu không vệ sinh sạch sẽ. Đó là những bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng như tay- chân- miệng, tiêu chảy cấp…Cũng có những bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ẩn chứa những mối nguy hiểm không thể lường trước được.Trong số đó là bệnh do Giun,sán;
1. Vì sao chúng ta bị nhiễm giun
Giun sán là những kí sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại kí sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun. Nhất là Trẻ em Việt Nam có tới 80 – 90% bị nhiễm giun, có nghĩa là cứ 10 em thì có 8 – 9 em bị nhiễm giun. Nguyên nhân là do trẻ không giữ vệ sinh sạch sẽ, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi ta không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chin.
Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trứng giun, từ đó trứng giun, ấu trùng giun sán sẽ dễ dàng vào ruột của người chúng ta và sinh sản rất nhanh.
Có nhiều loại giun sán, nhưng thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con, nhưng ít hơn người lớn.
9f9c25a420ae81f0d8bf.jpg
2. Tác hại của giun
Giun sống trong ruột người gây ra nhiều tác hại, nhất là đối với trẻ em. Trẻ có giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất, hơn nữa trẻ lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn cả giun đằng miệng. Trẻ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có nhiều giun quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm trẻ đau bụng dữ dội.
36ac5e9b5b91facfa380.jpg
3. Đề phòng
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện.
- Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay.
- Luôn đi giày dép và không ngồi lê trên đất.
- Không được ăn hoa quả chưa sạch.
- Không ăn thức ăn chưa nấu chin.
- Không uống nước chưa đun sôi.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và không dung phân tươi bón ruộng, nuôi cá.
- Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.
- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.
4. Chữa bệnh giun sán
Khi chữa trị cần phải chú ý, vì trẻ có thể bị mắc nhiều loại, thí dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v … Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dung cho trẻ để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật chẳng hạn, rất nguy hiểm cho trẻ nếu chẩn đoán không ra.
721fa637a33d02635b2c.jpg
Tốt nhất cứ 6 tháng nên cho trẻ tẩy giun 1 lần. thuốc Mebendagol có tác dụng xổ cả 4 loại giun: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc.
Đối với trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn còn xanh xao, yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không, hoặc có thể trẻ bị bệnh khác như: còi xương, suy dinh dưỡng, xơ nhiễm lao v.v … để chữa trị cho đúng hướng.
“Vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai con em chúng ta, toàn dân hãy hưởng ứng chiến dịch tẩy giun cho Học sinh Tiểu học”
Trạm y tế xã
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT