PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG

Đăng lúc: 04/05/2024 (GMT+7)
100%

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG

Cần phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng.

Vào mùa nắng nóng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm do thời tiết nóng bức là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và một số động vật đơn bào sinh sôi, phát triển. Đây là các tác nhân trực tiếp gây ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng. Các triệu chứng NĐTP rất đa dạng, nhưng chủ yếu là những triệu chứng của đường tiêu hoá sớm nhất sau ăn là đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân lại không có biểu hiện về tiêu hoá (không nôn, không đi ngoài..), song lại thể hiện ở mức độ nặng hơn như: loạn nhịp tim, co giật, liệt cơ khi nguyên nhân không phải là nhiễm khuẩn mà là nhiễm các độc tố như khi ăn thịt cóc, cá nóc độc, nấm độc…
88f86322fe7d5f23066c.jpg
Hàng năm cả nước đã có nhiều vụ NĐTP được ghi nhận trong mùa nắng nóng do thức ăn trong mùa này dễ bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách. Một trong những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ NĐTP đó là thức ăn ở các quán hàng rong, đồ ăn sẵn. Nhiều loại đồ ăn thường được chế biến từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Sau khi chế biến không được che đậy kỹ, người bán không thực hiện công tác vệ sinh đôi bàn tay và vệ sinh cá nhân, thực phẩm chín để gần thực phẩm sống…vv nên vi khuẩn rất dễ bám, nhiễm vào thức ăn.
10de731dee424f1c1653.jpg
Chúng ta cần biết rằng: nguy cơ cao nhất dẫn đến nhiễm độc, nhiễm khuẩn thức ăn nhất là khi sử dụng thực phẩm động vật còn tươi sống hoặc chưa đun nấu kỹ như ăn tiết canh, thịt tái, gỏi cá, trứng trụng nước sôi hoặc thức ăn từ sau khi nấu chín đến khi ăn quá 2 giờ có thể gây ôi thiu… làm chúng ta dễ bị ngộ độc. Các phương pháp xử lý nhiệt thô sơ như nhúng, tái... không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn có ở trên bề mặt thực phẩm. Bên cạnh đó, ngăn lạnh bảo quản nhiệt độ không quá 5°C chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm, chứ không làm chết vi khuẩn; chưa kể đến việc chúng ta để quá nhiều thực phẩm, tủ lạnh lại không làm vệ sinh thường xuyên, rồi những lúc mất điện ... thời điểm này là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn. Một nguyên nhân nữa là thói quen ăn rau sống, bởi rau sống có thể nhiễm vi sinh vật dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm thực phẩm trong chuỗi dây truyền sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm.
f5e5dd2b4074e12ab865.jpg

307868cdf59254cc0d83.jpg
Để đề phòng tránh NĐTP có thể xảy ra trong mùa nắng nóng người tiêu dùng, chúng ta cần phải thực hiện 10 lời khuyên trong chế biến thực phẩm an toàn, cụ thể như sau:

1. Lựa chọn và mua thực phẩm tươi, sống như : chọn cá, tôm, gà, vịt... còn sống; với thực phẩm đã giết mổ, chế biến sẵn thì nên mua ở những nơi bán có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm bán ra. Tuyệt đối không dùng thực phẩm quá hạn sử dụng, có mùi vị lạ bất thường hoặc bị ôi thiu, nấm mốc...
2. Nấu chín kỹ thức ăn trước khi ăn; thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín. Không nên dùng lại đồ ăn thừa, nhất là khi chúng không được bảo quản vệ sinh. Để tránh lãng phí, hãy mua và nấu vừa đủ số lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn của gia đình.
5. Các thực phẩm để dành, không để quá 2 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn.
6. Không để chung thực phẩm sống và chín. Bảo quản thịt, cá chưa chế biến trong bao kín và để trong ngăn lạnh không quá 5°C, chú ý các loại thực phẩm dễ bị ôi thiu.
7. Luôn luôn rửa sạch tay thật kỹ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào động vật nuôi.
8. Giữ bề mặt thực phẩm; nơi và dụng cụ chế biến luôn khô ráo, sạch sẽ.
9. Sử dụng các thiết bị, biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại để bảo vệ thực phẩm..
10. Sử dụng nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thức ăn.


Như vậy Phòng tránh là biện pháp tốt nhất trong những biện pháp đối phó với NĐTP trong mùa nắng nóng, do đó các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, các quán ăn trên địa bàn cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn xã, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng cần tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khi sản xuất, chế biến.
CC VH - XH

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG

Đăng lúc: 04/05/2024 (GMT+7)
100%

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA NẮNG NÓNG

Cần phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng.

Vào mùa nắng nóng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm do thời tiết nóng bức là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và một số động vật đơn bào sinh sôi, phát triển. Đây là các tác nhân trực tiếp gây ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng. Các triệu chứng NĐTP rất đa dạng, nhưng chủ yếu là những triệu chứng của đường tiêu hoá sớm nhất sau ăn là đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân lại không có biểu hiện về tiêu hoá (không nôn, không đi ngoài..), song lại thể hiện ở mức độ nặng hơn như: loạn nhịp tim, co giật, liệt cơ khi nguyên nhân không phải là nhiễm khuẩn mà là nhiễm các độc tố như khi ăn thịt cóc, cá nóc độc, nấm độc…
88f86322fe7d5f23066c.jpg
Hàng năm cả nước đã có nhiều vụ NĐTP được ghi nhận trong mùa nắng nóng do thức ăn trong mùa này dễ bị ôi thiu, bảo quản không đúng cách. Một trong những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ NĐTP đó là thức ăn ở các quán hàng rong, đồ ăn sẵn. Nhiều loại đồ ăn thường được chế biến từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Sau khi chế biến không được che đậy kỹ, người bán không thực hiện công tác vệ sinh đôi bàn tay và vệ sinh cá nhân, thực phẩm chín để gần thực phẩm sống…vv nên vi khuẩn rất dễ bám, nhiễm vào thức ăn.
10de731dee424f1c1653.jpg
Chúng ta cần biết rằng: nguy cơ cao nhất dẫn đến nhiễm độc, nhiễm khuẩn thức ăn nhất là khi sử dụng thực phẩm động vật còn tươi sống hoặc chưa đun nấu kỹ như ăn tiết canh, thịt tái, gỏi cá, trứng trụng nước sôi hoặc thức ăn từ sau khi nấu chín đến khi ăn quá 2 giờ có thể gây ôi thiu… làm chúng ta dễ bị ngộ độc. Các phương pháp xử lý nhiệt thô sơ như nhúng, tái... không thể tiêu diệt hết các vi khuẩn có ở trên bề mặt thực phẩm. Bên cạnh đó, ngăn lạnh bảo quản nhiệt độ không quá 5°C chỉ có thể làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm, chứ không làm chết vi khuẩn; chưa kể đến việc chúng ta để quá nhiều thực phẩm, tủ lạnh lại không làm vệ sinh thường xuyên, rồi những lúc mất điện ... thời điểm này là cơ hội tốt cho vi khuẩn nhân lên trong thức ăn. Một nguyên nhân nữa là thói quen ăn rau sống, bởi rau sống có thể nhiễm vi sinh vật dễ dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm thực phẩm trong chuỗi dây truyền sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm.
f5e5dd2b4074e12ab865.jpg

307868cdf59254cc0d83.jpg
Để đề phòng tránh NĐTP có thể xảy ra trong mùa nắng nóng người tiêu dùng, chúng ta cần phải thực hiện 10 lời khuyên trong chế biến thực phẩm an toàn, cụ thể như sau:

1. Lựa chọn và mua thực phẩm tươi, sống như : chọn cá, tôm, gà, vịt... còn sống; với thực phẩm đã giết mổ, chế biến sẵn thì nên mua ở những nơi bán có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm bán ra. Tuyệt đối không dùng thực phẩm quá hạn sử dụng, có mùi vị lạ bất thường hoặc bị ôi thiu, nấm mốc...
2. Nấu chín kỹ thức ăn trước khi ăn; thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín. Không nên dùng lại đồ ăn thừa, nhất là khi chúng không được bảo quản vệ sinh. Để tránh lãng phí, hãy mua và nấu vừa đủ số lượng thức ăn cho mỗi bữa ăn của gia đình.
5. Các thực phẩm để dành, không để quá 2 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn.
6. Không để chung thực phẩm sống và chín. Bảo quản thịt, cá chưa chế biến trong bao kín và để trong ngăn lạnh không quá 5°C, chú ý các loại thực phẩm dễ bị ôi thiu.
7. Luôn luôn rửa sạch tay thật kỹ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào động vật nuôi.
8. Giữ bề mặt thực phẩm; nơi và dụng cụ chế biến luôn khô ráo, sạch sẽ.
9. Sử dụng các thiết bị, biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại để bảo vệ thực phẩm..
10. Sử dụng nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thức ăn.


Như vậy Phòng tránh là biện pháp tốt nhất trong những biện pháp đối phó với NĐTP trong mùa nắng nóng, do đó các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, các quán ăn trên địa bàn cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn xã, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng cần tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khi sản xuất, chế biến.
CC VH - XH
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT