Báo cáo Hội nghị Triển khai tập huấn kỹ thuật xử lý mùi, chất thải trong chăn nuôi

Đăng lúc: 02/05/2024 (GMT+7)
100%

UBND - HỘI NÔNG DÂN

XÃ THIỆU GIANG


Số: 03/KHPH/UBND-HNDX

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thiệu Giang, ngày 23 tháng 04 năm 2024

Báo cáo

Hội nghị Triển khai tập huấn kỹ thuật xử lý mùi,

chất thải trong chăn nuôi


Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 02/KH/UBND-HNDH, ngày 07/3/2024 của UBND huyện và Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa về tổ chức hội nghị chuyên đề bàn nhiệm vụ, giải pháp cách làm và tập huấn kỹ thuật xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa; ngày 23/4/2024, UBND xã phối hợp với Hội nông dân xã Thiệu Giang tổ chức Hội nghị Triển khai tập huấn kỹ thuật xử lý mùi, chất thải trong chăn nuôi; Đồng chủ trì Hội nghị gồm đồng chí Lê Đình Cường - Phó CT.UBND xã và đồng chí Lê Văn Hùng – Chủ tịch Hội nông dân xã; dự Hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Thảo- UVBTV- Chuyên viên HND huyện Thiệu Hoá, các đồng chí trong BTV Đảng ủy, BCH Đảng bộ, đồng chí Chủ tịch Hội Chiến binh, công chức chuyên môn xã có mặt 30 đồng chí thuộc các ban ngành đoàn thể, các đồng chí bí thư chi bộ - trưởng thôn, phó bí thư chi bộ - trưởng ban công tác mặt trận thôn, chi hội trưởng HPN, chi hội trưởng Hội Nông dân các thôn có 118 người có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã.

Tại Hội nghị, sau khi nghe Kế hoạch chuyên đề bàn nhiệm vụ, giải pháp cách
làm và tuyên truyền tập huấn xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi; Báo cáo thực trạng về môi trường trên địa bàn xã; Các quy định pháp luật về bảo vệ, xử lý vi phạm môi trường; Hướng dẫn kỹ thuật xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn xã; Có 4 ý kiến của đại biểu và đại diện các hộ có hoạt động chăn nuôi, 3 lượt ý kiến trao đổi, trả lời của đồng chí P.Chủ tịch UBND xã, công ty kinh doanh chế phẩm đệm lót sinh học thảo dược FARM MAX. UBND xã thông báo nội dung kết luận như sau:

I. Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua
1. Tính hình kết quả

z5402186709581_252d94ba8f12baacfd75520fa1522c7c.jpg

- Thời gian qua công tác vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực; các
thôn tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần; duy trì thu gom, chuyển rác thải đến bãi rác tập trung để xử lý được thực
hiện khá đều; hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư cơ bản đã được đậy nắp; ngoài đồng ruộng đã xây dựng hố thu gom rác đồng ruộng, các thôn cũng đã tổ chức được các tổ tự quản các tuyến đường và định kỳ theo vụ làm công tác thủy lợi kết hợp vệ sinh kênh mương, đồng ruộng.

z5402186750875_14611fe784bfe88ecd90225930256a12.jpg

- Những kết quả đạt được là sự phấn đấu, nỗ lực và đóng góp lớn đảng viên
và nhân dân; đồng thời, các nỗ lực của hệ thống chính trị là nhằm phục vụ tốt nhất
cho nhân dân, bảo đảm vệ sinh môi trường; không đánh đổi vi phạm môi trường để phát triển kinh; phát triển kinh tế không vi phạm môi trường; bảo vệ môi trưởng để có sức khỏe phát triển kinh tế xã hội bền vững.

z5402186740265_df01bb34bd1d3f65734dcb1e575a407b.jpg

2. Tồn tại: Tuy nhiên chất thải trong chăn nuôi nói chung, rác thải trong sinh
hoạt trên địa bàn xã đang phát tán mùi hôi, thối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe,
nòi giống con người; ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.

3. Nguyên nhân: - Về phía nhân dân (có 03 nguyên nhân chính):
Một là chưa được tập huấn kỹ thuật về xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi.
Hai là (Thói quen sấu): Một số gia đình phân loại và tập kết rác còn hạn chế,
tuy đã được cấp thùng đựng rác nhưng nhiều hộ vẫn cố tình không sử dụng; các thôn thu gom, vận chuyển rác thải chưa đồng bộ.

Một số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh
môi trường như chưa xử lý phân, nước thải chăn nuôi gây mùi hôi thối ra môi trường xung quanh ảnh hưởng đến khu dân cư; cá biệt có tình trạng chứa phân gia súc lộ thiên; nhiều hộ cột trâu, bò ngoài đường, khi đi chăn thả để phá hoại cây ven đường; khôngđem theo dụng cụ để dọn phân khi trâu, bò phóng uế ra môi trường hoặc có đem theodụng cụ nhưng mang tính đối phó, có người thấy mới dọn; tình trạng cột trâu bò rangoài đường làng, ngõ xóm, trên mái đê, nơi công cộng, nuôi chó thả rông phóng uế bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm gây ô nhiễm môi trường sống. Một số người, hộ gia đình mặc nhiên đánh đổi vi phạm môi trường để phát triển kinh tế chăn nuôi.

Ba là (Ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy ước, hương ước ở khu dân
cư rất hạn chế)
trách nhiệm của người dân về giữ vệ sinh nói chung và vệ sinh trong chăn nuôi rất hạn chế.

Về phía các cơ quan, tập thể: Từ xã đến thôn có thời điểm để kỷ cương hành
chính về vệ sinh môi trường có thời điểm chưa nghiêm; năng lực quản lý, điều hành, vận động của cán bộ, công chức có việc, có thời điểm chưa tốt. Một số cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác MT thôn chưa rõ việc, ngại va chạm, chưa chủ động, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, chưa phát triển sâu rộng. Lãnh đạo nhân dân thực hiện quy ước, hương ước ở khu dân cư về vệ sinh môi trường chưa đạt kết quả.


II. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện sau Hội nghị
1. Đối với các hộ chăn nuôi và nhân dân
:

- Thực hiện nghiêm việc cam kết chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng và vệ sinh trong khu vực gia đình theo
địa giới hành chính luôn sạch sẽ. Tích cực tham gia các buổi tổng dọn vệ sinh môi
trường do thôn và xã phát động.

- Không vứt rác, xả nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra đường làng, rãnh
thoát nước, nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hố lắng chứa nước
thải sinh hoạt, không cho nước chảy tràn lan ra môi trường.

- Tiếp tục phân loại rác thải, tận dựng ủ rác thải hữu cơ thành phân bón cho
cây, vừa góp phần giữ vệ sinh và tiết kiệm kinh phí mua phân bón.
- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải như: Hố phân loại rác thải hữu cơ, Hố
chứa và xử lý phân chuồng có nắp đậy hoặc lắp đặt bể bioga đảm bảo hợp vệ sinh
khi chăn nuôi; xử lý phân, nước thải bằng các loại chế phẩm sinh học đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đối với hố phân phải xây trong khuôn viên nhà mình phải xây cao, cửa hố phân mở phía trong, không mở cửa phía ngoài đường và làm mái che đảm bảo môi trường.

- Không thả rông chó ra đường, không cột nhốt gia súc, gia cầm ra đường
làng, ngõ xóm, trên đê, mương ven làng, nơi công cộng.

- Khi đi chăn dắt trâu bò, bê nghé không để phá, hoặc ăn hệ thống cây hoa,
cây xanh dọc các tuyến đường, các khu vực công cộng và đem theo dụng cụ để thu dọn phân khi trâu bò, bê nghé phóng uế. Không đổ phân ra đường và nơi công cộng.
- Khi phun thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng, bãi phải thu gom vỏ chai lọ, bao
bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào Thùng chứa vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật đã lắp đặt ở các vị trí ngoài đồng, bãi.

2. Đối với các đơn vị thôn:

Tiếp tục thực hiện quy ước, hương ước ở khu dân cư. Chủ động kiểm tra, nắm
bắt các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn để nhắc
nhở; trường hợp xử lý không được thì kịp thời báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra,
xử lý về UBND xã; Đôn đốc các hộ thực hiện các giải pháp khử mùi trong chăn
nuôi; tiếp tục thực hiện cam kết bảo vệ môi trường....

3. Đối với cấp xã:

- UBND xã tăng cường quản lý hành chính về vệ sinh môi trường; điều hành
Tổ quản lý vệ sinh môi trường trực tiếp tham mưu quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Có kế hoạch tuyên truyền đến nhân dân, ký hợp đồng với công ty vận chuyển rác thải sinh hoạt ra ngoài địa phương để xử lý.

- Hội Nông dân chủ trì, phối hợp với UBND xã tiếp tục đấu mối với Ban
Thường vụ Hội Nông dân huyện, công ty tiếp tục hỗ trợ các hộ chăn nuôi về kỹ thuật xử lý mùi hôi trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để các hộ phân loại
rác thải tại nguồn và tận dựng ủ rác thải hữu cơ thành phân bón góp phần giữ vệ sinh và tiết kiệm kinh phí trồng cây.

- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tiếp tục tuyên truyền đoàn viên, hội viên,
nhân dân nói chung và các hộ chăn nuôi cam kết bảo vệ môi trường; phối hợp giám sát công tác môi trường trên địa bàn xã.

- Nghiên cứu, du nhập nghề mới để chuyển đổi nghề khác có thu nhập cao
hơn mà không bị ảnh hưởng vệ sinh môi trường như nghề chăn nuôi.
Đề nghị các tập thể, các hộ có hoạt động chăn nuôi và nhân dân trên địa bàn
xã thực hiện tốt Thông báo này. Thông báo này được MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, các chi bộ, thôn triển khai đến đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân.

Trịnh Hà

Báo cáo Hội nghị Triển khai tập huấn kỹ thuật xử lý mùi, chất thải trong chăn nuôi

Đăng lúc: 02/05/2024 (GMT+7)
100%

UBND - HỘI NÔNG DÂN

XÃ THIỆU GIANG


Số: 03/KHPH/UBND-HNDX

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Thiệu Giang, ngày 23 tháng 04 năm 2024

Báo cáo

Hội nghị Triển khai tập huấn kỹ thuật xử lý mùi,

chất thải trong chăn nuôi


Thực hiện Kế hoạch phối hợp số 02/KH/UBND-HNDH, ngày 07/3/2024 của UBND huyện và Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa về tổ chức hội nghị chuyên đề bàn nhiệm vụ, giải pháp cách làm và tập huấn kỹ thuật xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa; ngày 23/4/2024, UBND xã phối hợp với Hội nông dân xã Thiệu Giang tổ chức Hội nghị Triển khai tập huấn kỹ thuật xử lý mùi, chất thải trong chăn nuôi; Đồng chủ trì Hội nghị gồm đồng chí Lê Đình Cường - Phó CT.UBND xã và đồng chí Lê Văn Hùng – Chủ tịch Hội nông dân xã; dự Hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Thảo- UVBTV- Chuyên viên HND huyện Thiệu Hoá, các đồng chí trong BTV Đảng ủy, BCH Đảng bộ, đồng chí Chủ tịch Hội Chiến binh, công chức chuyên môn xã có mặt 30 đồng chí thuộc các ban ngành đoàn thể, các đồng chí bí thư chi bộ - trưởng thôn, phó bí thư chi bộ - trưởng ban công tác mặt trận thôn, chi hội trưởng HPN, chi hội trưởng Hội Nông dân các thôn có 118 người có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn xã.

Tại Hội nghị, sau khi nghe Kế hoạch chuyên đề bàn nhiệm vụ, giải pháp cách
làm và tuyên truyền tập huấn xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi; Báo cáo thực trạng về môi trường trên địa bàn xã; Các quy định pháp luật về bảo vệ, xử lý vi phạm môi trường; Hướng dẫn kỹ thuật xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi trên địa bàn xã; Có 4 ý kiến của đại biểu và đại diện các hộ có hoạt động chăn nuôi, 3 lượt ý kiến trao đổi, trả lời của đồng chí P.Chủ tịch UBND xã, công ty kinh doanh chế phẩm đệm lót sinh học thảo dược FARM MAX. UBND xã thông báo nội dung kết luận như sau:

I. Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua
1. Tính hình kết quả

z5402186709581_252d94ba8f12baacfd75520fa1522c7c.jpg

- Thời gian qua công tác vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực; các
thôn tổ chức tổng dọn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần; duy trì thu gom, chuyển rác thải đến bãi rác tập trung để xử lý được thực
hiện khá đều; hệ thống rãnh thoát nước trong khu dân cư cơ bản đã được đậy nắp; ngoài đồng ruộng đã xây dựng hố thu gom rác đồng ruộng, các thôn cũng đã tổ chức được các tổ tự quản các tuyến đường và định kỳ theo vụ làm công tác thủy lợi kết hợp vệ sinh kênh mương, đồng ruộng.

z5402186750875_14611fe784bfe88ecd90225930256a12.jpg

- Những kết quả đạt được là sự phấn đấu, nỗ lực và đóng góp lớn đảng viên
và nhân dân; đồng thời, các nỗ lực của hệ thống chính trị là nhằm phục vụ tốt nhất
cho nhân dân, bảo đảm vệ sinh môi trường; không đánh đổi vi phạm môi trường để phát triển kinh; phát triển kinh tế không vi phạm môi trường; bảo vệ môi trưởng để có sức khỏe phát triển kinh tế xã hội bền vững.

z5402186740265_df01bb34bd1d3f65734dcb1e575a407b.jpg

2. Tồn tại: Tuy nhiên chất thải trong chăn nuôi nói chung, rác thải trong sinh
hoạt trên địa bàn xã đang phát tán mùi hôi, thối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe,
nòi giống con người; ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh.

3. Nguyên nhân: - Về phía nhân dân (có 03 nguyên nhân chính):
Một là chưa được tập huấn kỹ thuật về xử lý mùi chất thải trong chăn nuôi.
Hai là (Thói quen sấu): Một số gia đình phân loại và tập kết rác còn hạn chế,
tuy đã được cấp thùng đựng rác nhưng nhiều hộ vẫn cố tình không sử dụng; các thôn thu gom, vận chuyển rác thải chưa đồng bộ.

Một số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh
môi trường như chưa xử lý phân, nước thải chăn nuôi gây mùi hôi thối ra môi trường xung quanh ảnh hưởng đến khu dân cư; cá biệt có tình trạng chứa phân gia súc lộ thiên; nhiều hộ cột trâu, bò ngoài đường, khi đi chăn thả để phá hoại cây ven đường; khôngđem theo dụng cụ để dọn phân khi trâu, bò phóng uế ra môi trường hoặc có đem theodụng cụ nhưng mang tính đối phó, có người thấy mới dọn; tình trạng cột trâu bò rangoài đường làng, ngõ xóm, trên mái đê, nơi công cộng, nuôi chó thả rông phóng uế bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm gây ô nhiễm môi trường sống. Một số người, hộ gia đình mặc nhiên đánh đổi vi phạm môi trường để phát triển kinh tế chăn nuôi.

Ba là (Ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy ước, hương ước ở khu dân
cư rất hạn chế)
trách nhiệm của người dân về giữ vệ sinh nói chung và vệ sinh trong chăn nuôi rất hạn chế.

Về phía các cơ quan, tập thể: Từ xã đến thôn có thời điểm để kỷ cương hành
chính về vệ sinh môi trường có thời điểm chưa nghiêm; năng lực quản lý, điều hành, vận động của cán bộ, công chức có việc, có thời điểm chưa tốt. Một số cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác MT thôn chưa rõ việc, ngại va chạm, chưa chủ động, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong giải quyết công việc. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, chưa phát triển sâu rộng. Lãnh đạo nhân dân thực hiện quy ước, hương ước ở khu dân cư về vệ sinh môi trường chưa đạt kết quả.


II. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện sau Hội nghị
1. Đối với các hộ chăn nuôi và nhân dân
:

- Thực hiện nghiêm việc cam kết chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng và vệ sinh trong khu vực gia đình theo
địa giới hành chính luôn sạch sẽ. Tích cực tham gia các buổi tổng dọn vệ sinh môi
trường do thôn và xã phát động.

- Không vứt rác, xả nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra đường làng, rãnh
thoát nước, nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hố lắng chứa nước
thải sinh hoạt, không cho nước chảy tràn lan ra môi trường.

- Tiếp tục phân loại rác thải, tận dựng ủ rác thải hữu cơ thành phân bón cho
cây, vừa góp phần giữ vệ sinh và tiết kiệm kinh phí mua phân bón.
- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải như: Hố phân loại rác thải hữu cơ, Hố
chứa và xử lý phân chuồng có nắp đậy hoặc lắp đặt bể bioga đảm bảo hợp vệ sinh
khi chăn nuôi; xử lý phân, nước thải bằng các loại chế phẩm sinh học đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đối với hố phân phải xây trong khuôn viên nhà mình phải xây cao, cửa hố phân mở phía trong, không mở cửa phía ngoài đường và làm mái che đảm bảo môi trường.

- Không thả rông chó ra đường, không cột nhốt gia súc, gia cầm ra đường
làng, ngõ xóm, trên đê, mương ven làng, nơi công cộng.

- Khi đi chăn dắt trâu bò, bê nghé không để phá, hoặc ăn hệ thống cây hoa,
cây xanh dọc các tuyến đường, các khu vực công cộng và đem theo dụng cụ để thu dọn phân khi trâu bò, bê nghé phóng uế. Không đổ phân ra đường và nơi công cộng.
- Khi phun thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng, bãi phải thu gom vỏ chai lọ, bao
bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào Thùng chứa vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật đã lắp đặt ở các vị trí ngoài đồng, bãi.

2. Đối với các đơn vị thôn:

Tiếp tục thực hiện quy ước, hương ước ở khu dân cư. Chủ động kiểm tra, nắm
bắt các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn để nhắc
nhở; trường hợp xử lý không được thì kịp thời báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra,
xử lý về UBND xã; Đôn đốc các hộ thực hiện các giải pháp khử mùi trong chăn
nuôi; tiếp tục thực hiện cam kết bảo vệ môi trường....

3. Đối với cấp xã:

- UBND xã tăng cường quản lý hành chính về vệ sinh môi trường; điều hành
Tổ quản lý vệ sinh môi trường trực tiếp tham mưu quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Có kế hoạch tuyên truyền đến nhân dân, ký hợp đồng với công ty vận chuyển rác thải sinh hoạt ra ngoài địa phương để xử lý.

- Hội Nông dân chủ trì, phối hợp với UBND xã tiếp tục đấu mối với Ban
Thường vụ Hội Nông dân huyện, công ty tiếp tục hỗ trợ các hộ chăn nuôi về kỹ thuật xử lý mùi hôi trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn để các hộ phân loại
rác thải tại nguồn và tận dựng ủ rác thải hữu cơ thành phân bón góp phần giữ vệ sinh và tiết kiệm kinh phí trồng cây.

- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tiếp tục tuyên truyền đoàn viên, hội viên,
nhân dân nói chung và các hộ chăn nuôi cam kết bảo vệ môi trường; phối hợp giám sát công tác môi trường trên địa bàn xã.

- Nghiên cứu, du nhập nghề mới để chuyển đổi nghề khác có thu nhập cao
hơn mà không bị ảnh hưởng vệ sinh môi trường như nghề chăn nuôi.
Đề nghị các tập thể, các hộ có hoạt động chăn nuôi và nhân dân trên địa bàn
xã thực hiện tốt Thông báo này. Thông báo này được MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, các chi bộ, thôn triển khai đến đảng viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân.

Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT