Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại cuối vụ trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 02/05/2024 (GMT+7)
100%

Thời điểm hiện nay, cây lúa vụ Xuân trên địa bàn xã Thiệu Giang đang giai đoạn ôm đòng - trổ - phơi màu, thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa thường xuyên xuất hiện những trận mưa dông gió mạnh trên diện rộng, xen kẽ những ngày nắng nóng, đồng thời cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, bộ lá xanh tốt là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt rầy nâu, rầy lưng trắng. Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo năng suất lúa cuối vụ. UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng trên cây lúa vụ Xuân năm 2024 như sau:

Triệu chứng gây hại:

Rầy nâu, rầy lưng trắng là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây bị vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.

Rầy thường gây hại nặng trên các chân ruộng thấp trũng, chua phèn giai đoạn lúa làm đòng - trỗ - chín; nhất là những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm, gieo cấy giống nhiễm.

Đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển:

Đầu tiên, rầy xuất hiện thành từng đám, vạt giữa ruộng, sau đó lan dần ra quanh ruộng.

Rầy tập trung ở gốc lúa, chích hút nhựa cây, làm lúa chậm phát triển. Khi mật độ rầy cao gây hiện tượng “cháy rầy”.

Rầy thường tập trung thành đám ở trên thân cây lúa, phía dưới khóm để hút nhựa. Khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác, hoặc xuống nước hoặc bay xa đến chỗ khác.

Mưa nắng xen kẻ là điều kiện thuận lợi để rầy phát sinh mạnh. Trường hợp thiếu thức ăn do lúa bị “cháy” hoặc khô già thì xuất hiện rầy cánh dài để di chuyển sang ruộng khác.

Rầy thành trưởng thành được 4- 5 ngày thì đẻ trứng. Trứng đẻ ở mô tế bào bẹ lá và có thể gân chính của lá. Mỗi con cái có thể đẻ 400-500 trứng, trứng được xếp thành từng hàng như nải chuối.

Biện pháp quản lý:

Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) một cách triệt để là biện pháp tốt nhất hiện nay đảm bảo ngăn ngừa được rầy nâu một cách lâu bền. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Sử dụng giống lúa kháng rầy; mật độ gieo cấy hợp lý; bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm.

Nếu có điều kiện nên áp dụng kiểu canh tác lúa-cá hoặc giai đoạn lúa đẻ nhánh có thể đưa vịt nhỏ vào ruộng vừa có tác dụng làm sục bùn, vịt con còn có thể ăn rầy nâu, làm giảm khả năng tích luỹ mật độ của rầy.

Tạo môi trường thuận lợi cho tập đoàn thiên địch phong phú của rầy nâu cư trú và phát triển bằng cách ở những nơi có thể luân canh với cây trồng khác hoặc trồng xen các ruộng cây trồng khác với ruộng lúa.

Rầy nâu chích hút gây hại trên cây lúa

Thường xuyên thăm đồng giai đoạn lúa ôm đòng - trỗ, đặc biệt chú ý những điểm, những vùng thường có các ổ rầy đã gây hại ở những vụ trước để có biện pháp phòng trừ hiệu quả:

+ Khi phát hiện trong ruộng có rầy với mật độ cao trên 500con/m2(1-2 con/dãnh lúa) thì phun trừ bằng các loại thuốc chứa các hoạt chất như: Thiamethoxam, pymetrozine, Nitenpyram, Imidacloprid, Buprofezin, Dinotefuran, triflumezopyrim, ... có trong các loại thuốc như Pexena 106SC, Chess 50WG, Titan 600WG, Chatot 600WG, LK-setup 75WG, Schezgold 500WG…

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc và đúng cách) nếu ruộng lúa bị nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 3-5 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm phần thân và gốc cây lúa, khi sử dụng thuốc ruộng phải có nước hiệu quả trừ rầy mới cao. Nên giữ nước trong ruộng lúa đến khi mật độ rầy giảm không có khả năng gây hại mới rút nước để chuẩn bị thu hoạch, khi phun giữ mực nước 2-3 cm; phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.
+ Sử dụng bằng dầu hoả: dùng 1lit dầu hoả trộn vào 10kg cát vãi cho 1 xào lúa, vãi lúc cây lúa khô thoáng, biện pháp này rất an toàn khi cây lúa sắp thu hoạch.

"Trịnh Hà"

Một số biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại cuối vụ trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 02/05/2024 (GMT+7)
100%

Thời điểm hiện nay, cây lúa vụ Xuân trên địa bàn xã Thiệu Giang đang giai đoạn ôm đòng - trổ - phơi màu, thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa thường xuyên xuất hiện những trận mưa dông gió mạnh trên diện rộng, xen kẽ những ngày nắng nóng, đồng thời cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, bộ lá xanh tốt là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt rầy nâu, rầy lưng trắng. Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo năng suất lúa cuối vụ. UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng trên cây lúa vụ Xuân năm 2024 như sau:

Triệu chứng gây hại:

Rầy nâu, rầy lưng trắng là loại côn trùng chích hút, gây hại nguy hiểm cho cây lúa. Cả rầy non và trưởng thành dùng miệng chích vào cây lúa để hút nhựa, làm cho cây bị vàng, úa, còi cọc, chết khô (gọi là hiện tượng cháy rầy), lúc đầu là từng đám, sau cháy cả vạt, có thể lan rộng ra cả ruộng và cả cánh đồng nếu không phòng trừ kịp thời.

Rầy thường gây hại nặng trên các chân ruộng thấp trũng, chua phèn giai đoạn lúa làm đòng - trỗ - chín; nhất là những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm, gieo cấy giống nhiễm.

Đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển:

Đầu tiên, rầy xuất hiện thành từng đám, vạt giữa ruộng, sau đó lan dần ra quanh ruộng.

Rầy tập trung ở gốc lúa, chích hút nhựa cây, làm lúa chậm phát triển. Khi mật độ rầy cao gây hiện tượng “cháy rầy”.

Rầy thường tập trung thành đám ở trên thân cây lúa, phía dưới khóm để hút nhựa. Khi bị khua động thì lẩn trốn bằng cách bò ngang hoặc nhảy sang cây khác, hoặc xuống nước hoặc bay xa đến chỗ khác.

Mưa nắng xen kẻ là điều kiện thuận lợi để rầy phát sinh mạnh. Trường hợp thiếu thức ăn do lúa bị “cháy” hoặc khô già thì xuất hiện rầy cánh dài để di chuyển sang ruộng khác.

Rầy thành trưởng thành được 4- 5 ngày thì đẻ trứng. Trứng đẻ ở mô tế bào bẹ lá và có thể gân chính của lá. Mỗi con cái có thể đẻ 400-500 trứng, trứng được xếp thành từng hàng như nải chuối.

Biện pháp quản lý:

Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) một cách triệt để là biện pháp tốt nhất hiện nay đảm bảo ngăn ngừa được rầy nâu một cách lâu bền. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

Sử dụng giống lúa kháng rầy; mật độ gieo cấy hợp lý; bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều phân đạm.

Nếu có điều kiện nên áp dụng kiểu canh tác lúa-cá hoặc giai đoạn lúa đẻ nhánh có thể đưa vịt nhỏ vào ruộng vừa có tác dụng làm sục bùn, vịt con còn có thể ăn rầy nâu, làm giảm khả năng tích luỹ mật độ của rầy.

Tạo môi trường thuận lợi cho tập đoàn thiên địch phong phú của rầy nâu cư trú và phát triển bằng cách ở những nơi có thể luân canh với cây trồng khác hoặc trồng xen các ruộng cây trồng khác với ruộng lúa.

Rầy nâu chích hút gây hại trên cây lúa

Thường xuyên thăm đồng giai đoạn lúa ôm đòng - trỗ, đặc biệt chú ý những điểm, những vùng thường có các ổ rầy đã gây hại ở những vụ trước để có biện pháp phòng trừ hiệu quả:

+ Khi phát hiện trong ruộng có rầy với mật độ cao trên 500con/m2(1-2 con/dãnh lúa) thì phun trừ bằng các loại thuốc chứa các hoạt chất như: Thiamethoxam, pymetrozine, Nitenpyram, Imidacloprid, Buprofezin, Dinotefuran, triflumezopyrim, ... có trong các loại thuốc như Pexena 106SC, Chess 50WG, Titan 600WG, Chatot 600WG, LK-setup 75WG, Schezgold 500WG…

+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc và đúng cách) nếu ruộng lúa bị nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 3-5 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm phần thân và gốc cây lúa, khi sử dụng thuốc ruộng phải có nước hiệu quả trừ rầy mới cao. Nên giữ nước trong ruộng lúa đến khi mật độ rầy giảm không có khả năng gây hại mới rút nước để chuẩn bị thu hoạch, khi phun giữ mực nước 2-3 cm; phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.
+ Sử dụng bằng dầu hoả: dùng 1lit dầu hoả trộn vào 10kg cát vãi cho 1 xào lúa, vãi lúc cây lúa khô thoáng, biện pháp này rất an toàn khi cây lúa sắp thu hoạch.

"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT