Hướng dẫn các biện pháp diệt chuột, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

Đăng lúc: 17/04/2024 (GMT+7)
100%

Hình ảnh chuột hại

Những năm gần đây, diện tích cây trồng bị chuột gây hại có xu hướng tăng trên nhiều loại cây trồng. Bênh cạnh đó, biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật thời tiết; đa dạng hóa cây trồng nông nghiệp gắn với canh tác xen canh, gối vụ tạo nguồn thức ăn liên tục có sẵn trên đồng ruộng cũng như trong khu dân cư làm cho loài chuột tăng nhanh về mật độ, mức độ gây hại cho sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, diện tích bị chuột phá hoại mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn ha, tỷ lệ hại từ 5-30%, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng, ngoài ra chuột còn cắn phá công cụ, vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phá hoại cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường, là nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người và gia súc

Chuột hại là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có khả năng sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con. Ngoài ra chuột còn có khả năng nhịn đói, nhịn khát rất tốt (10 -14 ngày) và rất tinh khôn trong việc tìm kiếm thức ăn và tránh được các nguy hiểm, khả năng di chuyển xa, phân bố rộng.

Theo đó, với phương châm “Nhà nhà diệt chuột, Người người diệt chuột”, chiến dịch diệt chuột được phát động, huy động sự tham gia của cả cộng đồng; công tác diệt chuột cần áp dụng đồng bộ các biện pháp, cần diệt sớm ngay từ đầu vụ, thường xuyên, liên tục, tập trung, đồng loạt.

1. Biện pháp canh tác:Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, không để đất hoang, kích thước bờ ruộng không quá 40cm, phát quang bờ bụiđể hạn chế nơi cư trú và sinh sản của chuột. Thời vụ gieo trồng tập trung, thu hoạch đồng loạt nhằm cắt đứt nguồn thức ăn liên tục trên đồng ruộng của chuột.

2. Biện pháp vật lý, cơ học:Sử dụngcác loại bẫy diệt chuột như: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy dínhđặt cạnh lối đi của chuột và nơi chuột gây hại;đào bắt, hun khói hoặc đổ nước vào hang để bắt chuột.

Làm hàng rào nilon bao quanh ruộng kết hợp đặt các loại bẫy để diệt và xua đuổi chuột (rào cao 80- 90 cm, cách bờ 15- 20 cm, chân rào cần chôn sâu vào đât từ 20- 30 cm)

3. Biện pháp sinh học:Khuyến khích nông dân nhân nuôi đàn chó,mèo; tuyên truyền nông dân bảo vệ, không săn bắt, giết thịt các loài thiên địch của chuột có trong tự nhiên như: rắn, chăn, chim săn mồi...Dùng các loại thảo mộc: Hạt bã đậu, hạt mã tiền, lá ngón, xương rồng dùng làm bả diệt chuột.

4. Biện pháp sử dụng thuốc diệt chuột: Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện nay trên địa bàn có chứa hoạt chất như: Diphacinone (min95%), Bromadiolone (min 97%), Brodifacoum (min 91%), Warfarin, Flocoumafen.... với các loại thuốc như: Hicate 0.08AB, Gimlet 0.2GB, Kingcat 0.05RB, Rat-kill 2%DP, Broma 0,005AB...Lựa chọn thời điểm, địa điểm diệt chuột:Thời gian chuột thường đi kiếm ăn chủ yếu vẫn nằm trong khoảng 5-6h sáng hoặc 8-12h đêm, ưu tiên tập trung diệt chuột ở những nơi chuột thường cư trú như: Mương máng, bờ vùng, vùng cồn, nghĩa trang, công trình thủy lợi, quanh các trang trại.
Cách sử dụng: Đặt thuốc tại cửa hang, đường đi của chuột hoặc nơi chuột thường xuyên cắn phá, hang hay đường đi của chuột. Đồng thời, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc: Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp; để thuốc xa trẻ em, thực phẩm, vật nuôi và nguồn nước. Khi sử dụng thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động như: Khẩu trang, kính mắt, găng tay... cắm biển cảnh báo khu vực đặt thuốc, thông báo trên hệ thống truyền thanh thời gian đặt thuốc để nhân dân chủ động bảo vệ gia súc, gia cầm và động vật máu nóng. Hàng ngày thu gom xác chuột để đốt tiêu hủy hoặc chôn xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt.

Dùng luân phiên các loại thuốc trên sẽ cho kết quả diệt chuột cao hơn.
"Trịnh Hà"

Hướng dẫn các biện pháp diệt chuột, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường

Đăng lúc: 17/04/2024 (GMT+7)
100%

Hình ảnh chuột hại

Những năm gần đây, diện tích cây trồng bị chuột gây hại có xu hướng tăng trên nhiều loại cây trồng. Bênh cạnh đó, biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật thời tiết; đa dạng hóa cây trồng nông nghiệp gắn với canh tác xen canh, gối vụ tạo nguồn thức ăn liên tục có sẵn trên đồng ruộng cũng như trong khu dân cư làm cho loài chuột tăng nhanh về mật độ, mức độ gây hại cho sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn, diện tích bị chuột phá hoại mỗi vụ lên đến hàng chục nghìn ha, tỷ lệ hại từ 5-30%, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng, ngoài ra chuột còn cắn phá công cụ, vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phá hoại cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến môi trường, là nguy cơ gây nhiễm bệnh cho người và gia súc

Chuột hại là loại động vật rất tinh khôn và nhanh nhẹn, có khả năng sinh sản nhanh, mỗi năm chuột cái có thể đẻ được 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 5-7 con. Ngoài ra chuột còn có khả năng nhịn đói, nhịn khát rất tốt (10 -14 ngày) và rất tinh khôn trong việc tìm kiếm thức ăn và tránh được các nguy hiểm, khả năng di chuyển xa, phân bố rộng.

Theo đó, với phương châm “Nhà nhà diệt chuột, Người người diệt chuột”, chiến dịch diệt chuột được phát động, huy động sự tham gia của cả cộng đồng; công tác diệt chuột cần áp dụng đồng bộ các biện pháp, cần diệt sớm ngay từ đầu vụ, thường xuyên, liên tục, tập trung, đồng loạt.

1. Biện pháp canh tác:Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, không để đất hoang, kích thước bờ ruộng không quá 40cm, phát quang bờ bụiđể hạn chế nơi cư trú và sinh sản của chuột. Thời vụ gieo trồng tập trung, thu hoạch đồng loạt nhằm cắt đứt nguồn thức ăn liên tục trên đồng ruộng của chuột.

2. Biện pháp vật lý, cơ học:Sử dụngcác loại bẫy diệt chuột như: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy dínhđặt cạnh lối đi của chuột và nơi chuột gây hại;đào bắt, hun khói hoặc đổ nước vào hang để bắt chuột.

Làm hàng rào nilon bao quanh ruộng kết hợp đặt các loại bẫy để diệt và xua đuổi chuột (rào cao 80- 90 cm, cách bờ 15- 20 cm, chân rào cần chôn sâu vào đât từ 20- 30 cm)

3. Biện pháp sinh học:Khuyến khích nông dân nhân nuôi đàn chó,mèo; tuyên truyền nông dân bảo vệ, không săn bắt, giết thịt các loài thiên địch của chuột có trong tự nhiên như: rắn, chăn, chim săn mồi...Dùng các loại thảo mộc: Hạt bã đậu, hạt mã tiền, lá ngón, xương rồng dùng làm bả diệt chuột.

4. Biện pháp sử dụng thuốc diệt chuột: Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện nay trên địa bàn có chứa hoạt chất như: Diphacinone (min95%), Bromadiolone (min 97%), Brodifacoum (min 91%), Warfarin, Flocoumafen.... với các loại thuốc như: Hicate 0.08AB, Gimlet 0.2GB, Kingcat 0.05RB, Rat-kill 2%DP, Broma 0,005AB...Lựa chọn thời điểm, địa điểm diệt chuột:Thời gian chuột thường đi kiếm ăn chủ yếu vẫn nằm trong khoảng 5-6h sáng hoặc 8-12h đêm, ưu tiên tập trung diệt chuột ở những nơi chuột thường cư trú như: Mương máng, bờ vùng, vùng cồn, nghĩa trang, công trình thủy lợi, quanh các trang trại.
Cách sử dụng: Đặt thuốc tại cửa hang, đường đi của chuột hoặc nơi chuột thường xuyên cắn phá, hang hay đường đi của chuột. Đồng thời, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc: Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp; để thuốc xa trẻ em, thực phẩm, vật nuôi và nguồn nước. Khi sử dụng thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động như: Khẩu trang, kính mắt, găng tay... cắm biển cảnh báo khu vực đặt thuốc, thông báo trên hệ thống truyền thanh thời gian đặt thuốc để nhân dân chủ động bảo vệ gia súc, gia cầm và động vật máu nóng. Hàng ngày thu gom xác chuột để đốt tiêu hủy hoặc chôn xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt.

Dùng luân phiên các loại thuốc trên sẽ cho kết quả diệt chuột cao hơn.
"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT