Một số biện pháp quản lý bệnh khô vằn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Cây lúa bị nhiễm bệnh khô vằn

Hiện nay, các trà lúa vụ xuân năm 2024 trên địa bàn xã đang giai đoạn đứng cái - làm đòng - trỗ, thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa, nắng mưa xen kẻ, nhiệt độ tăng dần, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh khô vằn sẽ gây hại và lây lan trên diện rộng. Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao. UBND xã hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn như sau:

Nguyên nhân: Bệnh khô vằn lá do nấm Rhizoctonia Solani gây ra, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, thường gây hại nặng vào giai đoạn làm đòng - trỗ - chín.

Triệu chứng:Vết bệnh đầu tiên trên cây lúa là những đốm vằn da hổ, dạng vết dầu loang lổ, màu xám trắng, ở bẹ lá gần gốc lúa. Bệnh nặng, nấm sẽ ăn lên bao luôn lá đòng, sau đó bao luôn bông lúa, làm cho toàn bộ bông lúa bị lép lửng, đen hạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa cuối vụ.

Điều kiện phát sinh gây hại:Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nắng mưa xen kẻ, ngày nắng đêm mưa, nhiệt độ 28-320C, ẩm độ không khí trên 90%, trên những chân ruộng sâu trũng, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, thiếu kali, gieo cấy, sạ dày là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh khô vằn phát sinh phát triển.

Biện pháp quản lý:

Biện pháp canh tác:Sử dụng giống kháng bệnh, gieo cấy đúng thời vụ, mật độ gieo cấy hợp lý, ngay từ đầu vụ bà con cần chăm sóc cây khỏe, bón phân cân đối, “bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời, kết thúc bón sớm”, bón theo nhu cầu của cây và bón cân đối giữa các loại phân để tăng cường tính chống chịu của cây; khi bệnh xuất hiện cần ngưng ngay việc bón phân đạm, phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng (chỉ bón lại khi cây khỏi bệnh) và luôn duy trì mực nước 2-3 cm trên mặt ruộng.

Vết bệnh khô vằn trên lá và thân cây lúa

Biện pháp hóa học:Sử dụng bộ thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có chứa các hoạt chất:validamyxin, Hexaconazole, Azoxystrobin, Propiconazole, Difenconazole... để phun trừ bệnh.

Lưu ý:Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ bệnh hiệu quả nhất khi bệnh chưa lây lan lên lá phía trên (nấm bệnh mới gây hại ở bẹ lá), cần tiến hành phun sớm khi bệnh mới chớm phát sinh gây hại; khi phun cần rẽ lối đưa vòi phun vào gốc lúa, cho thuốc bảo vệ thực vật tiếp xúc trực tiếp với vết bệnh, phun kỹ vào ổ bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ; nếu ruộng lúa bị bệnh nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 5-6 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân; phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.
Trên đây là hướng dẫn một số biện pháp quản lý bệnh khô vằn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024. Đề nghị bà con nhân dân thực hiện tốt hướng dẫn này.
"Trịnh Hà"

Một số biện pháp quản lý bệnh khô vằn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Cây lúa bị nhiễm bệnh khô vằn

Hiện nay, các trà lúa vụ xuân năm 2024 trên địa bàn xã đang giai đoạn đứng cái - làm đòng - trỗ, thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa, nắng mưa xen kẻ, nhiệt độ tăng dần, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh khô vằn sẽ gây hại và lây lan trên diện rộng. Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao. UBND xã hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh khô vằn như sau:

Nguyên nhân: Bệnh khô vằn lá do nấm Rhizoctonia Solani gây ra, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, thường gây hại nặng vào giai đoạn làm đòng - trỗ - chín.

Triệu chứng:Vết bệnh đầu tiên trên cây lúa là những đốm vằn da hổ, dạng vết dầu loang lổ, màu xám trắng, ở bẹ lá gần gốc lúa. Bệnh nặng, nấm sẽ ăn lên bao luôn lá đòng, sau đó bao luôn bông lúa, làm cho toàn bộ bông lúa bị lép lửng, đen hạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa cuối vụ.

Điều kiện phát sinh gây hại:Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nắng mưa xen kẻ, ngày nắng đêm mưa, nhiệt độ 28-320C, ẩm độ không khí trên 90%, trên những chân ruộng sâu trũng, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, thiếu kali, gieo cấy, sạ dày là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh khô vằn phát sinh phát triển.

Biện pháp quản lý:

Biện pháp canh tác:Sử dụng giống kháng bệnh, gieo cấy đúng thời vụ, mật độ gieo cấy hợp lý, ngay từ đầu vụ bà con cần chăm sóc cây khỏe, bón phân cân đối, “bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời, kết thúc bón sớm”, bón theo nhu cầu của cây và bón cân đối giữa các loại phân để tăng cường tính chống chịu của cây; khi bệnh xuất hiện cần ngưng ngay việc bón phân đạm, phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng (chỉ bón lại khi cây khỏi bệnh) và luôn duy trì mực nước 2-3 cm trên mặt ruộng.

Vết bệnh khô vằn trên lá và thân cây lúa

Biện pháp hóa học:Sử dụng bộ thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có chứa các hoạt chất:validamyxin, Hexaconazole, Azoxystrobin, Propiconazole, Difenconazole... để phun trừ bệnh.

Lưu ý:Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ bệnh hiệu quả nhất khi bệnh chưa lây lan lên lá phía trên (nấm bệnh mới gây hại ở bẹ lá), cần tiến hành phun sớm khi bệnh mới chớm phát sinh gây hại; khi phun cần rẽ lối đưa vòi phun vào gốc lúa, cho thuốc bảo vệ thực vật tiếp xúc trực tiếp với vết bệnh, phun kỹ vào ổ bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ; nếu ruộng lúa bị bệnh nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 5-6 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân; phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.
Trên đây là hướng dẫn một số biện pháp quản lý bệnh khô vằn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024. Đề nghị bà con nhân dân thực hiện tốt hướng dẫn này.
"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT