Tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân năm 2024 trên địa bàn

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Lúa bị bệnh đốm sọc vi khuẩn

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết năm 2024 có thể chứng kiến nhiệt độ trung bình cao hơn kỷ lục năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu EI Nino. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, diễn biến thời tiết, khí hậu từ nay đến hết tháng 4 sáng sớm và đêm trời âm u có mưa phùn, nhiệt độ tăng dần và xuất hiện các đợt nắng xen kẽ mưa rào kèm theo dông gió mạnh, rất thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại. Vì vậy, bà con nông dân trên địa bàn xã cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời đối với một loại sâu bệnh đang gây hại trên cây lúa vụ Xuân năm 2024 như:

Bệnh đạo ôn lá đã phát sinh gây hại từ đầu tháng 3 và gây hại từ nhẹ đến trung bình, diện rộng ở hầu hết các xứ đồng... trên các giống nhiễm như: j02; Nếp, Thái xuyên 111, Bắc thịnh, TBR225... Nếu thời tiết ấm, trời âm u, có mưa rào, ẩm độ không khí cao trong thời kỳ lúa trỗ, bệnh sẽ gây hại nặng. Trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá và trên những giống nhiễm như: J02 Nếp, TBR225, Bắc Thịnh, Thái Xuyên 111, Bắc thơm số 7.... cần phun phòng đạo ôn cổ bông. Sử dụng một trong các loại thuốc có hiệu quả cao để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông như: Angate 75WP, Filia 525SE, Ninja 35EC, Kabim 30WP, Beam 75WP, Kasoto 20SC...

- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 1 phát sinh gây hại từ ngày 20/3/2024 với mật độ trung bình: 50-100 con/m2, cao: 300-400 con/m2; mật độ ổ trứng phổ biến: 20-50 ổ/m2, cao: 70-100 ổ/m2ở hầu hết các xã, thị trấn. Đối với những diện tích trước trỗ có mật độ rầy từ 1000 con/m2, đối với diện tích lúa sau trỗ mật độ rầy từ 500 con/m2cần phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, TiTan 600WG, Schezgold 500WG, Chatot 600WG, Lk- setup 75WG...

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 1: Đỉnh 1 sâu non phát sinh gây hại từ 07/3/2024, có hiện tượng gối lứa, đỉnh 2 sâu non gây hại từ 18/3/2024; mật độ phổ biến: 5-8 con/m2; cao: 10-15con/m2; trưởng thành đỉnh 1 ra rộ từ 29/3-05/4; dự kiến đỉnh 2 trưởng thành ra rộ từ 09/4-16/4/2024; mật độ phổ biến 5-10 con/m2; cao 20-30 con/m2và có khả năng gây hại từ nhẹ đến trung bình. Nếu mật độ sâu non từ 10 con/m2thì cần xử lý bằng một trong các loại thuốc: Incipio200SC, Takumi (20WG, 20SC), Obaone 95WG, Clever 300 WG, Bạch Hổ 150SC... Thời gian phun trừ tốt nhất đỉnh 1 phun từ 04/4-07/4/2024; đỉnh 2 phun từ 15/4-20/4/2024.

- Sâu đục thân 2 chấm lứa 1 phát sinh gây hại từ 12/3/2024, dự kiến trưởng thành lứa 1 ra rộ từ 13/4-20/4/2024; dự kiến sâu non lứa 2 có khả năng gây hại nhẹ, cục bộ có khả năng gây hại trung bình - nặng trà lúa trỗ sau 30/4. Dự kiến sâu non lứa 2 ra rộ từ ngày 19/4-25/4 trở đi gây hại từ nhẹ - trung bình, cục bộ có khả năng gây hại nặng trên một số diện tích lúa bị khô hạn gieo sạ muộn nếu không được phòng trừ kịp thời. Phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Voliam targo 063SC, Virtako 40WG, Prevathon 5SC...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ gây hại nặng trên một số chân ruộng chăm sóc bón phân không cân đối, cấy giống nhiễm như Bắc thịnh, Thái xuyên 111...Khi phát hiện thấy vết bệnh hoặc sau các trận mưa giông, gió lớn cần phun phòng bằng các loại thuốc: Starwiner 20WP, Xatocine 40WP, Totan 200WP, Lobo 8WP, Vesen 20 SC... phun đều trên lá, phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5-7 ngày.

- Bệnh khô vằn gây hại đặc biệt trên những ruộng gieo cấy, sạ dày, bón phân không cân đối. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Nevo 330EC, Amistartop 325SC, Nativo 750WG; Tilt super 300EC... để phun phòng trừ.

- Đối với nhện gié: Nếu thấy 5% số dảnh bị hại (giai đoạn đứng cái – làm đòng), thời kỳ trước trỗ 5-7 ngày thấy 3-5% số rãnh bị hại thì cần phun trừ bằng bộ thuốc hóa học thì phun bằng một trong các loại thuốc sau: Kinalux 25EC, Comite 73EC, Kinagold 23EC, Ortus 5SC, Danitol-S 50EC..

- Chuột gây hại từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt là những diện tích ven làng, gần gò, đồi, cồn mã. Thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đứng cái - ôm đòng - trỗ, nên đề nghị các đ/c trưởng thôn cần tổ chức tuyên truyền, phát động nông dân tích cực tham gia diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
"Trịnh Hà"

Tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân năm 2024 trên địa bàn

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Lúa bị bệnh đốm sọc vi khuẩn

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết năm 2024 có thể chứng kiến nhiệt độ trung bình cao hơn kỷ lục năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu EI Nino. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, diễn biến thời tiết, khí hậu từ nay đến hết tháng 4 sáng sớm và đêm trời âm u có mưa phùn, nhiệt độ tăng dần và xuất hiện các đợt nắng xen kẽ mưa rào kèm theo dông gió mạnh, rất thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại. Vì vậy, bà con nông dân trên địa bàn xã cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp phòng trừ kịp thời đối với một loại sâu bệnh đang gây hại trên cây lúa vụ Xuân năm 2024 như:

Bệnh đạo ôn lá đã phát sinh gây hại từ đầu tháng 3 và gây hại từ nhẹ đến trung bình, diện rộng ở hầu hết các xứ đồng... trên các giống nhiễm như: j02; Nếp, Thái xuyên 111, Bắc thịnh, TBR225... Nếu thời tiết ấm, trời âm u, có mưa rào, ẩm độ không khí cao trong thời kỳ lúa trỗ, bệnh sẽ gây hại nặng. Trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá và trên những giống nhiễm như: J02 Nếp, TBR225, Bắc Thịnh, Thái Xuyên 111, Bắc thơm số 7.... cần phun phòng đạo ôn cổ bông. Sử dụng một trong các loại thuốc có hiệu quả cao để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông như: Angate 75WP, Filia 525SE, Ninja 35EC, Kabim 30WP, Beam 75WP, Kasoto 20SC...

- Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 1 phát sinh gây hại từ ngày 20/3/2024 với mật độ trung bình: 50-100 con/m2, cao: 300-400 con/m2; mật độ ổ trứng phổ biến: 20-50 ổ/m2, cao: 70-100 ổ/m2ở hầu hết các xã, thị trấn. Đối với những diện tích trước trỗ có mật độ rầy từ 1000 con/m2, đối với diện tích lúa sau trỗ mật độ rầy từ 500 con/m2cần phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, TiTan 600WG, Schezgold 500WG, Chatot 600WG, Lk- setup 75WG...

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 1: Đỉnh 1 sâu non phát sinh gây hại từ 07/3/2024, có hiện tượng gối lứa, đỉnh 2 sâu non gây hại từ 18/3/2024; mật độ phổ biến: 5-8 con/m2; cao: 10-15con/m2; trưởng thành đỉnh 1 ra rộ từ 29/3-05/4; dự kiến đỉnh 2 trưởng thành ra rộ từ 09/4-16/4/2024; mật độ phổ biến 5-10 con/m2; cao 20-30 con/m2và có khả năng gây hại từ nhẹ đến trung bình. Nếu mật độ sâu non từ 10 con/m2thì cần xử lý bằng một trong các loại thuốc: Incipio200SC, Takumi (20WG, 20SC), Obaone 95WG, Clever 300 WG, Bạch Hổ 150SC... Thời gian phun trừ tốt nhất đỉnh 1 phun từ 04/4-07/4/2024; đỉnh 2 phun từ 15/4-20/4/2024.

- Sâu đục thân 2 chấm lứa 1 phát sinh gây hại từ 12/3/2024, dự kiến trưởng thành lứa 1 ra rộ từ 13/4-20/4/2024; dự kiến sâu non lứa 2 có khả năng gây hại nhẹ, cục bộ có khả năng gây hại trung bình - nặng trà lúa trỗ sau 30/4. Dự kiến sâu non lứa 2 ra rộ từ ngày 19/4-25/4 trở đi gây hại từ nhẹ - trung bình, cục bộ có khả năng gây hại nặng trên một số diện tích lúa bị khô hạn gieo sạ muộn nếu không được phòng trừ kịp thời. Phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Voliam targo 063SC, Virtako 40WG, Prevathon 5SC...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ gây hại nặng trên một số chân ruộng chăm sóc bón phân không cân đối, cấy giống nhiễm như Bắc thịnh, Thái xuyên 111...Khi phát hiện thấy vết bệnh hoặc sau các trận mưa giông, gió lớn cần phun phòng bằng các loại thuốc: Starwiner 20WP, Xatocine 40WP, Totan 200WP, Lobo 8WP, Vesen 20 SC... phun đều trên lá, phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5-7 ngày.

- Bệnh khô vằn gây hại đặc biệt trên những ruộng gieo cấy, sạ dày, bón phân không cân đối. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Nevo 330EC, Amistartop 325SC, Nativo 750WG; Tilt super 300EC... để phun phòng trừ.

- Đối với nhện gié: Nếu thấy 5% số dảnh bị hại (giai đoạn đứng cái – làm đòng), thời kỳ trước trỗ 5-7 ngày thấy 3-5% số rãnh bị hại thì cần phun trừ bằng bộ thuốc hóa học thì phun bằng một trong các loại thuốc sau: Kinalux 25EC, Comite 73EC, Kinagold 23EC, Ortus 5SC, Danitol-S 50EC..

- Chuột gây hại từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt là những diện tích ven làng, gần gò, đồi, cồn mã. Thường gây hại nặng ở giai đoạn lúa đứng cái - ôm đòng - trỗ, nên đề nghị các đ/c trưởng thôn cần tổ chức tuyên truyền, phát động nông dân tích cực tham gia diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT