Hướng dẫn phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Ruồi đục quả (Bactrocera corecta)

Vú sữa là loại cây quả nhiệt đới có vị thanh mát, giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa chuộng. Cây vú sữa là cây mang giá trị kinh tế cao. Trái vú sữa Việt nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, nông dân trồng vú sữa lại đối mặt với nhiều rủi ro sâu hại. Trong đó, ruồi đục quả là một trong những loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng nhất, gây thiệt hại đáng kể về năng suất, giảm chất lượng sản phẩm. Để giúp nông dân phòng trừ ruồi đục quả một cách hiệu quả nhất, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe vườn cây, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. UBND xã hướng dẫn các biên pháp phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa.

Thiên địch của ruồi đục quả

Ruồi đục quả là một dịch hại đa thực, gây hại trên nhiều chủng cây ăn quả. Ruồi đục quả gây hại quanh năm, nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Cách thức gây hại của ruồi đục trái: ruồi cái dùng bộ phận sinh sản để chọc thủng vỏ quả, phần tiếp giáp giữa phần vỏ trái và thịt trái. Nếu vị trí đẻ trứng phù hợp thì ruồi sẽ đẻ trứng vào bên trong, dòi sau khi nở bắt đầu tấn công vào phần thịt quả; bên cạnh đó vết chích của ruồi và vết đục của dòi tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công lên quả, làm cho quả bị thối hoặc rụng trái. Nếu vị trí không phù hợp cho đẻ trứng thì sẽ để lại những đốm đen và ruột quả không bị ảnh hưởng.

Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa:

Biện pháp canh tác:

- Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành không có khả năng mang quả của vụ trước để tiến hành thu gom và tiêu hủy.

- Thu trái bị bệnh, áp dụng xuyên suốt trong quá trình của trái.

- Tưới nước đầy đủ, trong các tháng nắng cần tưới 1-2 lần/ tuần, đặc biệt là thời điểm xử lý ra hoa, giai đoạn quả đang lớn. Bón phân cân đối cho cây theo tùy độ tuổi của cây.

Biện pháp vật lý:

- Đặt bẫy bã: Sử dụng pheromone dẫn dụ hay chất protein thuỷ phân có trộn thuốc để thu hút con cái.

- Bao quả: Phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi bao quả 1 ngày, bao bằng túi nguyên bao chuyên dụng , kích thước 20*25 cm. Thời điểm bao quả là 12 tuần sau khi đậu trái, chọn quả phát triển đều đặn, không bị sâu bệnh để tiến hành bao quả.

Biện pháp sinh học:Sử dụng thiên địch của ruồi đục quả. Ví dụ: nuôi Ong ký sinh ( Diachasmimorpa longicaudata)

Biện pháp hóa học:

Thực hiện đúng thời gian cách lý thuốc BVTV trước khi thu hoạch. Hạn chế sử dụng thuốc khi mưa hoặc nắng nóng. Sử dụng những sản phẩm có hoạt chất của Cypermethrin hoặc Dibrom và Methyl Eugenol .
Trên đây là hướng dẫn phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa của UBND xã, mong bà con phòng trừ ruồi đục quả hiểu quả
"Trịnh Hà"

Hướng dẫn phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Ruồi đục quả (Bactrocera corecta)

Vú sữa là loại cây quả nhiệt đới có vị thanh mát, giá trị dinh dưỡng cao nên được nhiều người ưa chuộng. Cây vú sữa là cây mang giá trị kinh tế cao. Trái vú sữa Việt nam đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, nông dân trồng vú sữa lại đối mặt với nhiều rủi ro sâu hại. Trong đó, ruồi đục quả là một trong những loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng nhất, gây thiệt hại đáng kể về năng suất, giảm chất lượng sản phẩm. Để giúp nông dân phòng trừ ruồi đục quả một cách hiệu quả nhất, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe vườn cây, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. UBND xã hướng dẫn các biên pháp phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa.

Thiên địch của ruồi đục quả

Ruồi đục quả là một dịch hại đa thực, gây hại trên nhiều chủng cây ăn quả. Ruồi đục quả gây hại quanh năm, nhiều nhất là từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.

Cách thức gây hại của ruồi đục trái: ruồi cái dùng bộ phận sinh sản để chọc thủng vỏ quả, phần tiếp giáp giữa phần vỏ trái và thịt trái. Nếu vị trí đẻ trứng phù hợp thì ruồi sẽ đẻ trứng vào bên trong, dòi sau khi nở bắt đầu tấn công vào phần thịt quả; bên cạnh đó vết chích của ruồi và vết đục của dòi tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công lên quả, làm cho quả bị thối hoặc rụng trái. Nếu vị trí không phù hợp cho đẻ trứng thì sẽ để lại những đốm đen và ruột quả không bị ảnh hưởng.

Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa:

Biện pháp canh tác:

- Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành không có khả năng mang quả của vụ trước để tiến hành thu gom và tiêu hủy.

- Thu trái bị bệnh, áp dụng xuyên suốt trong quá trình của trái.

- Tưới nước đầy đủ, trong các tháng nắng cần tưới 1-2 lần/ tuần, đặc biệt là thời điểm xử lý ra hoa, giai đoạn quả đang lớn. Bón phân cân đối cho cây theo tùy độ tuổi của cây.

Biện pháp vật lý:

- Đặt bẫy bã: Sử dụng pheromone dẫn dụ hay chất protein thuỷ phân có trộn thuốc để thu hút con cái.

- Bao quả: Phun thuốc bảo vệ thực vật trước khi bao quả 1 ngày, bao bằng túi nguyên bao chuyên dụng , kích thước 20*25 cm. Thời điểm bao quả là 12 tuần sau khi đậu trái, chọn quả phát triển đều đặn, không bị sâu bệnh để tiến hành bao quả.

Biện pháp sinh học:Sử dụng thiên địch của ruồi đục quả. Ví dụ: nuôi Ong ký sinh ( Diachasmimorpa longicaudata)

Biện pháp hóa học:

Thực hiện đúng thời gian cách lý thuốc BVTV trước khi thu hoạch. Hạn chế sử dụng thuốc khi mưa hoặc nắng nóng. Sử dụng những sản phẩm có hoạt chất của Cypermethrin hoặc Dibrom và Methyl Eugenol .
Trên đây là hướng dẫn phòng trừ ruồi đục quả trên cây vú sữa của UBND xã, mong bà con phòng trừ ruồi đục quả hiểu quả
"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT