“V/v chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ đông sau ngập úng”.

Đăng lúc: 01/01/1970 (GMT+7)
100%

HƯỚNG DẪN

Kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2023- 2024 sau ngập úng


Hiện nay, toàn xã đã gieo trồng được 13,65 ha cây trồng vụ đông. Trong đó: cây ngô 10.10 ha; cây ớt 1.4 ha, khoai lang được 0.15 ha và rau màu các loại 2 ha. Qua kiểm tra thực tế của UBND xã Thiệu Giang, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh trên cây ngô và cây trồng khác hiện tại đang ở mức thấp, mật độ và tỷ lệ hại không đáng kể.

5b72bb7edea56520fc2c9fdc9a790ff1.jpg

Tuy nhiên do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trời liên tục có mưa to đến rất mưa to, hiện mực nước trên các cánh đồng khá cao, làm cho một số diện tích cây trồng vụ đông bị ngập, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.

* Dự báo trong thời gian tới:

Mưa lớn sẽ còn kéo dài nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một loại sâu bệnh sẽ phát sinh, phát triển mạnh:

cbcaf0d67bc7a6495627b69f93041507.jpg

- Trên ớt: Bệnh vàng lá, đốm mắt cua, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh lở cổ rễ trên ớt sẽ phát sinh, phát triển và lây lan mạnh, đặc biệt trên các diện tích trũng khó thoát nước.

- Trên ngô: Sâu keo mùa sẽ phát triển và gây hại mạnh hơn; Bệnh huyết dụ và bệnh thối thân Vi khuẩn sẽ xuất hiện sau mưa và gây hại mạnh, nhất là trên các diện tích ngô 2 lúa, những ruộng trũng khó thoát nước.

Để hạn chế thiệt hại do mưa lớn gây ra, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ Đông, UBND xã đề nghị các đ/c Trưởng thôn tích cực bám sát đồng ruộng, kiểm tra thường xuyên, hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông bị ngập úng như sau:

1. Chăm sóc cây trồng sau mưa bão:

+ Cây ớt:

- Liên tục khơi thông tạo dòng chảy (tháo nước nhanh); Sau hết mưa, nắng lên vén màng phủ nilon (nếu có) để đất nước thoát và khô nhanh hơn;

- Tăng cường bón Lân và Kali để tăng sức đề kháng cho cây ớt. Dùng Lân supe 5 - 7kg/sào ngâm nước tiểu động vật 2 - 3 ngày hoặc chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh chuyên dụng cho cây ớt để tưới.

- Sử dụng các loại phân bón qua lá: Siêu lân, Pisomic Y105 để phun kích rễ.

- Sử dụng chế phẩm Tricodecma 1kg/sào tưới cho cây phòng trị bệnh lở cổ rễ và các dòng nấm trong đất.

- Trường hợp nếu cây bị đổ ngã, bà con cần dựng lại nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bộ rễ.

+ Đối với cây rau:

Chỉ sau 2 - 3 ngày ngập úng thì bộ rễ đã bị hư hỏng nặng. Do vậy ngay sau khi nước rút cần tác động mọi biện pháp để khôi phục và phát triển bộ rễ như tưới lân hoặc phun siêu lân.

Khi cây phục hồi, có rễ và lá mới thì tiến hành bón phân, chăm sóc bình thường.

+ Cây ngô:

- Khẩn trương chắm dặm những diện tích bị ngập úng. Dựng lại những cây bị đổ ngã.

- Sau khi chắm dặm, dựng lại thì chăm sóc bình thường. Chú ý tăng cường bón nhiều Lân để hạn chế bệnh huyết dụ trên đất 2 lúa.

Ngô đang ở giai đoạn cây con từ 2 - 5 lá:Sử dụng Lân supe 3 - 5kg/sào, ngâm với nước tiểu động vật trong 2 - 3 ngày để tưới cho ngô, kết hợp sử dụng chế phẩm như Siêu lân, Pisomix PTS9... giúp cây phục hồi nhanh. Khi cây đã phục hồi thì chăm sóc bình thường, đồng thời bổ sung thêm khoảng 2kg đạm + 2kg Kali/sào hoặc bổ sung thêm 3 - 4 kg NPK 13:13:13TE/sào.

Ngô 6 - 9 lá không bị ảnh hưởng nhiều của mưa bão tiến hành chăm sóc đủ lượng phân theo quy trình ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dùng theo các giai đoạn sinh trưởng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được bón phân ngay (nhất là phân đạm).

2. Phòng trừ sâu bệnh:

- Trên cây ớt:

+ Phun trừ bệnh sương mai, bệnh đốm mắt cua và bệnh lở cổ rễ bằng một trong các loại thuốc sau: Mitop On 390SC, Funguran oh 50WP(Sạch bệnh), Biobus 1WP, Rorai 21WP, Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC.

+ Bệnh héo xanh vi khuẩn: Khi phát hiện cây bị bệnh cần nhổ bỏ cây đã bị bệnh đem tiêu hủy, sau đó phun hoặc tưới bằng một trong các loại thuốc sau: Sạch khuẩn, Kasumin 2SL, Copper zinc 85WP, Starner 20WP,...

+ Đối với sâu khoang phun trừ bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như sau: Prevathon 5SC, Voliam targo 630SC, Verismo 240SC, Ammate 150SC, Clever 150SC,…

+ Phun trừ rầy, rệp, bọ phấn trắng bằng một trong các loại thuốc sau: Caymangold 33WP, Rai NP 47SC, Actara25WG, Vertimec 1.8 ND,…

- Trên cây ngô:

+ Phun trừ sâu keo mùa thu hại Ngô phun trừ bằng một trong các loại thuốc như sau: Radiant 60SC, Obaone 95WG, Verismo 240SC,... Để hiệu quả phòng trừ được cao nhất khi phun thuốc trừ sâu keo mùa thu nên phun kĩ, phun thấp vòi, phun vào nõn và phun đi theo hàng.

+ Phun trừ bệnh thối thân Vi khuẩn( nếu có) bằng một trong các loại thuốc sau: Kasumin 2SL, Totan, Xanhthocin,...

Trên đây là một số hướng dẫn các biện pháp quan trọng về chăm sóc và sâu bệnh sẽ phát sinh sau ngập úng trên cây trồng vụ Đông 2023. UBND xã hướng dẫn, rất mong các đ/c Trưởng thôn thông tin tuyên truyền đến nhân dân, nắm bắt và thực hiện tốt công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ đông đạt hiệu quả cao.
(Trịnh Hà)

“V/v chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ đông sau ngập úng”.

Đăng lúc: 01/01/1970 (GMT+7)
100%

HƯỚNG DẪN

Kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ đông năm 2023- 2024 sau ngập úng


Hiện nay, toàn xã đã gieo trồng được 13,65 ha cây trồng vụ đông. Trong đó: cây ngô 10.10 ha; cây ớt 1.4 ha, khoai lang được 0.15 ha và rau màu các loại 2 ha. Qua kiểm tra thực tế của UBND xã Thiệu Giang, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh trên cây ngô và cây trồng khác hiện tại đang ở mức thấp, mật độ và tỷ lệ hại không đáng kể.

5b72bb7edea56520fc2c9fdc9a790ff1.jpg

Tuy nhiên do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trời liên tục có mưa to đến rất mưa to, hiện mực nước trên các cánh đồng khá cao, làm cho một số diện tích cây trồng vụ đông bị ngập, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.

* Dự báo trong thời gian tới:

Mưa lớn sẽ còn kéo dài nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một loại sâu bệnh sẽ phát sinh, phát triển mạnh:

cbcaf0d67bc7a6495627b69f93041507.jpg

- Trên ớt: Bệnh vàng lá, đốm mắt cua, bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh lở cổ rễ trên ớt sẽ phát sinh, phát triển và lây lan mạnh, đặc biệt trên các diện tích trũng khó thoát nước.

- Trên ngô: Sâu keo mùa sẽ phát triển và gây hại mạnh hơn; Bệnh huyết dụ và bệnh thối thân Vi khuẩn sẽ xuất hiện sau mưa và gây hại mạnh, nhất là trên các diện tích ngô 2 lúa, những ruộng trũng khó thoát nước.

Để hạn chế thiệt hại do mưa lớn gây ra, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ Đông, UBND xã đề nghị các đ/c Trưởng thôn tích cực bám sát đồng ruộng, kiểm tra thường xuyên, hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng vụ Đông bị ngập úng như sau:

1. Chăm sóc cây trồng sau mưa bão:

+ Cây ớt:

- Liên tục khơi thông tạo dòng chảy (tháo nước nhanh); Sau hết mưa, nắng lên vén màng phủ nilon (nếu có) để đất nước thoát và khô nhanh hơn;

- Tăng cường bón Lân và Kali để tăng sức đề kháng cho cây ớt. Dùng Lân supe 5 - 7kg/sào ngâm nước tiểu động vật 2 - 3 ngày hoặc chế phẩm siêu ra rễ cực mạnh chuyên dụng cho cây ớt để tưới.

- Sử dụng các loại phân bón qua lá: Siêu lân, Pisomic Y105 để phun kích rễ.

- Sử dụng chế phẩm Tricodecma 1kg/sào tưới cho cây phòng trị bệnh lở cổ rễ và các dòng nấm trong đất.

- Trường hợp nếu cây bị đổ ngã, bà con cần dựng lại nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bộ rễ.

+ Đối với cây rau:

Chỉ sau 2 - 3 ngày ngập úng thì bộ rễ đã bị hư hỏng nặng. Do vậy ngay sau khi nước rút cần tác động mọi biện pháp để khôi phục và phát triển bộ rễ như tưới lân hoặc phun siêu lân.

Khi cây phục hồi, có rễ và lá mới thì tiến hành bón phân, chăm sóc bình thường.

+ Cây ngô:

- Khẩn trương chắm dặm những diện tích bị ngập úng. Dựng lại những cây bị đổ ngã.

- Sau khi chắm dặm, dựng lại thì chăm sóc bình thường. Chú ý tăng cường bón nhiều Lân để hạn chế bệnh huyết dụ trên đất 2 lúa.

Ngô đang ở giai đoạn cây con từ 2 - 5 lá:Sử dụng Lân supe 3 - 5kg/sào, ngâm với nước tiểu động vật trong 2 - 3 ngày để tưới cho ngô, kết hợp sử dụng chế phẩm như Siêu lân, Pisomix PTS9... giúp cây phục hồi nhanh. Khi cây đã phục hồi thì chăm sóc bình thường, đồng thời bổ sung thêm khoảng 2kg đạm + 2kg Kali/sào hoặc bổ sung thêm 3 - 4 kg NPK 13:13:13TE/sào.

Ngô 6 - 9 lá không bị ảnh hưởng nhiều của mưa bão tiến hành chăm sóc đủ lượng phân theo quy trình ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dùng theo các giai đoạn sinh trưởng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được bón phân ngay (nhất là phân đạm).

2. Phòng trừ sâu bệnh:

- Trên cây ớt:

+ Phun trừ bệnh sương mai, bệnh đốm mắt cua và bệnh lở cổ rễ bằng một trong các loại thuốc sau: Mitop On 390SC, Funguran oh 50WP(Sạch bệnh), Biobus 1WP, Rorai 21WP, Copper B 75 WP, Score 250 EC, Appencarb, FOLPAN 50SC.

+ Bệnh héo xanh vi khuẩn: Khi phát hiện cây bị bệnh cần nhổ bỏ cây đã bị bệnh đem tiêu hủy, sau đó phun hoặc tưới bằng một trong các loại thuốc sau: Sạch khuẩn, Kasumin 2SL, Copper zinc 85WP, Starner 20WP,...

+ Đối với sâu khoang phun trừ bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như sau: Prevathon 5SC, Voliam targo 630SC, Verismo 240SC, Ammate 150SC, Clever 150SC,…

+ Phun trừ rầy, rệp, bọ phấn trắng bằng một trong các loại thuốc sau: Caymangold 33WP, Rai NP 47SC, Actara25WG, Vertimec 1.8 ND,…

- Trên cây ngô:

+ Phun trừ sâu keo mùa thu hại Ngô phun trừ bằng một trong các loại thuốc như sau: Radiant 60SC, Obaone 95WG, Verismo 240SC,... Để hiệu quả phòng trừ được cao nhất khi phun thuốc trừ sâu keo mùa thu nên phun kĩ, phun thấp vòi, phun vào nõn và phun đi theo hàng.

+ Phun trừ bệnh thối thân Vi khuẩn( nếu có) bằng một trong các loại thuốc sau: Kasumin 2SL, Totan, Xanhthocin,...

Trên đây là một số hướng dẫn các biện pháp quan trọng về chăm sóc và sâu bệnh sẽ phát sinh sau ngập úng trên cây trồng vụ Đông 2023. UBND xã hướng dẫn, rất mong các đ/c Trưởng thôn thông tin tuyên truyền đến nhân dân, nắm bắt và thực hiện tốt công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ đông đạt hiệu quả cao.
(Trịnh Hà)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT