Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu phi trên địa bàn xã

Đăng lúc: 31/07/2024 (GMT+7)
100%

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An... gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi; tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng mạnh; trong đó các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa dịch bệnh đang xảy ra trên diện rộng, chưa được kiểm soát như Hòa Bình (đang xảy ra tại 18 xã của 07 huyện), Sơn La (đang xảy ra tại 10 xã của 06 huyện), Ninh Bình (đang xảy ra tại 06 xã của 04 huyện). Vì vậy, trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh, huyệnnói chung vàtrên địa bàn xãlà rất cao, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường.
637433395.jpg

Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, bùng phát và lây lan trên địa bàn, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững;UBND xãyêu cầucác thôn, cácngànhcó liên quan và các hộ chăn nuôituyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

Thực hiệnCông văn số 3209/UBND-NN ngày 25/7/2024 của UBND huyện Thiệu Hoá về việctriển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. UBND xã hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chốngbệnh Dịch tả lợn Châu Phinhư sau:

1.Thực hiện tái đàn lợn khi đủ các điều kiện cơ bản như:

-Chuẩn bị chuồng nuôi

+ Vị trí chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người.

+ Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi...).

+ Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.

+ Nên có ô chuồng nuôi cách ly: nuôi lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh;

+ Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

+ Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.

+ Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

+ Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chu

-Chọn giống nhập

Lợn phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Lợn nhập đàn trong vùng dịch phải có nguồn gốc từ cơ sở không nhiễm bệnh và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP, đồng thời phải thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được theo dõi, quản lý; trường hợp lợn nhập từ tỉnh khác, lợn phải có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch, đồng thời thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển lợn về địa phương.

-Chăm sóc, vệ sinh, quản lý

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn.

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn

+ Chăm sóc theo mùa cho phù hợp: “Thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông”. Bổ sung thêm điện giải và trợ lực bằng Gluco KC, Bcomlec, Men tiêu hóa, các chất khoáng... trong quá trình nuôi.

+Vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi, máng ăn uống hằng ngày, sát trùng chuồng trại phòng bệnh định kỳ 1 lần/1 tuần, quản lý hạn chế tối đa người ra vào khu chăn nuôi.

+ Phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

-Xử lý chất thải chăn nuôi

+ Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.

+ Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.

+ Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

2.Thực hiện đúng các bước nuôi tái đàn lợn theo hướng dẫn sau

Sau khi cơ sở đã chuẩn bị tốt chuồng trại thì nhập đàn; Thực hiện kê khai chăn nuôi theo thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.(Thú y xã hướng dẫn cụ thể)

Không bán chạy, vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh.

3.Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, giám sát tại các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 90 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng,chốngbệnh Dịchtả lợn Châu Phi.Đề nghịcác ngành, Trưởng các đoàn thể, các thôn tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

"Trịnh Hà"

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu phi trên địa bàn xã

Đăng lúc: 31/07/2024 (GMT+7)
100%

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An... gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi; tình hình dịch bệnh trên cả nước đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng mạnh; trong đó các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa dịch bệnh đang xảy ra trên diện rộng, chưa được kiểm soát như Hòa Bình (đang xảy ra tại 18 xã của 07 huyện), Sơn La (đang xảy ra tại 10 xã của 06 huyện), Ninh Bình (đang xảy ra tại 06 xã của 04 huyện). Vì vậy, trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh, huyệnnói chung vàtrên địa bàn xãlà rất cao, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng và môi trường.
637433395.jpg

Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, bùng phát và lây lan trên địa bàn, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững;UBND xãyêu cầucác thôn, cácngànhcó liên quan và các hộ chăn nuôituyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

Thực hiệnCông văn số 3209/UBND-NN ngày 25/7/2024 của UBND huyện Thiệu Hoá về việctriển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. UBND xã hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chốngbệnh Dịch tả lợn Châu Phinhư sau:

1.Thực hiện tái đàn lợn khi đủ các điều kiện cơ bản như:

-Chuẩn bị chuồng nuôi

+ Vị trí chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người.

+ Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi...).

+ Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.

+ Nên có ô chuồng nuôi cách ly: nuôi lợn mới nhập hoặc nuôi lợn bị bệnh;

+ Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

+ Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống 0,8-1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.

+ Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

+ Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chu

-Chọn giống nhập

Lợn phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần. Lợn nhập đàn trong vùng dịch phải có nguồn gốc từ cơ sở không nhiễm bệnh và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP, đồng thời phải thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được theo dõi, quản lý; trường hợp lợn nhập từ tỉnh khác, lợn phải có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch, đồng thời thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển lợn về địa phương.

-Chăm sóc, vệ sinh, quản lý

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn.

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn

+ Chăm sóc theo mùa cho phù hợp: “Thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông”. Bổ sung thêm điện giải và trợ lực bằng Gluco KC, Bcomlec, Men tiêu hóa, các chất khoáng... trong quá trình nuôi.

+Vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi, máng ăn uống hằng ngày, sát trùng chuồng trại phòng bệnh định kỳ 1 lần/1 tuần, quản lý hạn chế tối đa người ra vào khu chăn nuôi.

+ Phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

-Xử lý chất thải chăn nuôi

+ Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.

+ Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.

+ Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

2.Thực hiện đúng các bước nuôi tái đàn lợn theo hướng dẫn sau

Sau khi cơ sở đã chuẩn bị tốt chuồng trại thì nhập đàn; Thực hiện kê khai chăn nuôi theo thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp &PTNT.(Thú y xã hướng dẫn cụ thể)

Không bán chạy, vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh.

3.Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, giám sát tại các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 90 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng,chốngbệnh Dịchtả lợn Châu Phi.Đề nghịcác ngành, Trưởng các đoàn thể, các thôn tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT