Hướng dẫn phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ Mùa năm 2024

Đăng lúc: 20/08/2024 (GMT+7)
100%

Hiện nay, các trà lúa vụ Mùa đang ở giai đoạn trỗ - phơi màu. Thời gian vừa qua, do bước vào giai đoạn giao mùa xuất hiện hình thái thời tiết nắng mưa xen kẽ, kết hợp nông dân bón phân chăm sóc nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra và đảm bảo an toàn, năng suất, chất lượng cho sản xuất lúa vụ mùa 2024, UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại cuối vụ trên cây lúa như sau:

Phun thuốc BVTV phòng trừ dịch hại trên cây lúa

-Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Trên những diện tích lúa trước trỗ có mật độ rầy cao từ 1000 con/m2; lúa sau trỗ có mật độ rầy từ 500 con/m2 trở lên, cần phun trừ bằng các loại thuốc: TiTan 600WG, Chatot 600WG, Lk- setup 75WG, Florid 700WP, Matoko 50WG, Schezgold 500WG, Chess 50WG...

-Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Giai đoạn lúa trỗ gặp mưa rào, ẩm độ không khí cao, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, thì nhất thiết phải sử dụng một trong các loại thuốc có hiệu lực cao như: Filia 525SE, Ninja 35EC, Nativo 750WG, Beam 75WP, Bump 650WP ... để phun phòng trừ, phun trước trỗ 3-5 ngày, phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 từ 7-10 ngày, khi lúa trỗ hoàn toàn.

-Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:Khi bệnh chớm xuất hiện, sau những trận mưa dông, dùng một trong các loại thuốc có hiệu quả cao như: Totan 200WP, Xantocin 40WP, Ychatot 900SP, Starner 20WP, Lobo8WP... để phun phòng trừ.

-Đối với bệnh khô vằn và lem lép hạt:Cần phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Nevo 330EC, Help 400SC, Nativo 750WG, Tilt super 300EC, Amistar top 325SC, Quilt 200SE,...

Do sâu bệnh diễn biến phức tạp, lúa đang ở nhiều giai đoạn khác nhau nên bà con nông dân căn cứ vào điều kiện thực tế để phòng trừ khi sâu bệnh đến ngưỡng gây hại kinh tế. Cần sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” ( Đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách) và thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định.
Trịnh Hà

Hướng dẫn phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ Mùa năm 2024

Đăng lúc: 20/08/2024 (GMT+7)
100%

Hiện nay, các trà lúa vụ Mùa đang ở giai đoạn trỗ - phơi màu. Thời gian vừa qua, do bước vào giai đoạn giao mùa xuất hiện hình thái thời tiết nắng mưa xen kẽ, kết hợp nông dân bón phân chăm sóc nên cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra và đảm bảo an toàn, năng suất, chất lượng cho sản xuất lúa vụ mùa 2024, UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh gây hại cuối vụ trên cây lúa như sau:

Phun thuốc BVTV phòng trừ dịch hại trên cây lúa

-Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Trên những diện tích lúa trước trỗ có mật độ rầy cao từ 1000 con/m2; lúa sau trỗ có mật độ rầy từ 500 con/m2 trở lên, cần phun trừ bằng các loại thuốc: TiTan 600WG, Chatot 600WG, Lk- setup 75WG, Florid 700WP, Matoko 50WG, Schezgold 500WG, Chess 50WG...

-Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Giai đoạn lúa trỗ gặp mưa rào, ẩm độ không khí cao, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, thì nhất thiết phải sử dụng một trong các loại thuốc có hiệu lực cao như: Filia 525SE, Ninja 35EC, Nativo 750WG, Beam 75WP, Bump 650WP ... để phun phòng trừ, phun trước trỗ 3-5 ngày, phun nhắc lại lần 2 sau lần 1 từ 7-10 ngày, khi lúa trỗ hoàn toàn.

-Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:Khi bệnh chớm xuất hiện, sau những trận mưa dông, dùng một trong các loại thuốc có hiệu quả cao như: Totan 200WP, Xantocin 40WP, Ychatot 900SP, Starner 20WP, Lobo8WP... để phun phòng trừ.

-Đối với bệnh khô vằn và lem lép hạt:Cần phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Nevo 330EC, Help 400SC, Nativo 750WG, Tilt super 300EC, Amistar top 325SC, Quilt 200SE,...

Do sâu bệnh diễn biến phức tạp, lúa đang ở nhiều giai đoạn khác nhau nên bà con nông dân căn cứ vào điều kiện thực tế để phòng trừ khi sâu bệnh đến ngưỡng gây hại kinh tế. Cần sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” ( Đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ, liều lượng và đúng cách) và thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng nơi quy định.
Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT