Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng thủy sản

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng thủy sản

Cải tạo ao và xử lý nước trước khi thả cá

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao nuôi rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi thì phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng, tích tụ dưới đáy và xung quanh bờ ao sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của đàn cá, và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Vì vậy để vụ nuôi đạt kết quả cao, UBND xã hướng dẫn bà con kỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng thủy sản như sau:

1. Chuẩn bị ao

- Tát cạn ao, tu sửa bờ ao, cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10 - 20 cm nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải tạo điều kiện các yếu tố thủy hoá ở đáy như CO2, 02, H2S, NH3.... san phẳng đáy ao để thuận tiện thu hoạch thủy sản.

- Phun chế phẩm vi sinh giúp phân hủy chất hữu cơ, chất thải độc hại còn ngấm trong đất, đáy ao.

2. Bón vôi

- Khử trùng đáy ao bằng vôi bột; rắc vôi quanh bờ ao và đáy ao còn giúp môi trường đáy tơi xốp, giúp pH môi trường nước luôn luôn ổn định ở mức kiềm yếu, kích thích các phiêu sinh vật làm thức ăn của cá phát triển tốt và tăng hiệu quả của các loại phân bón, tăng hàm lượng Ion Ca có lợi cho sinh trưởng của cá.

- Mặt khác bón vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh, diệt các loại cá tạp, cá dữ có hại cho thủy sản nuôi. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất, có thể bón với liều lượng 5 - 7 kg/100 m2, 10 - 15kg /100m2hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn địnhtrên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2sau đó tháo nước vào tháo rửa 1-2lần.

- Rải vôi đều khắp ao.

Khử trùng ao nuôi bằng vôi bột

3. Phơi ao

- Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nguồn chất hữu cơ còn lại trong đáy ao (thức ăn thừa, chất thải của thủy sản) sẽ bị phân hủy thành các chất vô cơ ít gây ảnh hưởng đến ao nuôi, giải phóng các chất độc tích tụ trong đất.

- Thời gian phơi ao phụ thuộc vào thời tiết khí hậu để đảm bảo ao có thể đạt tiêu chuẩn phơi khô. Thời gian phơi đáy tối thiểu 07 ngày.

- Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô, nứt chân chim

4. Cấp nước vào ao

- Nguồn nước phải chủ động, không bị ô nhiễm.

- Giàu ôxy, hàm lượng oxy hòa tan nên ở mức ≥ 4mg/ lít; pH: 7 - 8,5.

- Tiến hành cấp nước vào ao thành 2 lần:

+ Lần 1: Cấp nước vào ao với mực nước 0,3 - 0,5 m, sau đó bón phân gây màu và ngâm ao 3 - 5 ngày.

+ Lần 2: Cấp đủ mực nước theo yêu cầu.

- Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm, đểtránh cá tạp, cá dữ xâm nhập vào ao

5. Bón phân gây màu nước

Để tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên cho ao nuôi phải gây màu nước ngay từ ban đầu. Bón phân có tác dụng bổ sung muối dinh dưỡng tăng cường số lượng vi khuẩn và chất hữu cơ hoà tan trong vùng nước.

Có thể dùng phân hữu cơ và phân vô cơ để gây màu nước cho ao.

- Phân hữu cơ: có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh để bón lót (chú ý: phân chuồng phải được ủ hoai; phân xanh: không dùng các loại cây có vị đắng, có chất độc, chất dầu như: lá xoan, xương rồng, lá bạch đàn…). Liều lượng sử dụng: phân chuồng 300 kg/100 m2, phân xanh từ 300 - 500 kg/100 m2.

- Phân vô cơ: có thể dùng phân lân kết hợp với phân đạm hoặc NPK. Liều lượng sử dụng: 0,2-0,4 kg/100m2, tỷ lệ đạm/lân: 2/1. Chú ý: hòa tan vào nước và tạt đều khắp mặt ao. Tuyệt đối không được bón trực tiếp phân vô cơ vào nền đáy ao.

Đối với ao nuôi công nghiệp tùy đối tượng nuôi ta chỉ nên dùng phân vô cơ hoặc phân vi sinh để bón ao tạo cơ sở thức ăn tự nhiên ban đầu tránh dùng các loại phân hữu cơ để hạn chế ô nhiễm đáy ao sau này.

Sau khi hoàn thiện các bước, thấy nước lên màu xanh đọt chuối là ta tiến hành thả cá, bắt đầu vụ nuôi mới.

Nếu việc cải tạo ao làm đúng kỹ thuật có thể làm giảm chi phí từ 5 - 10% và giúp tăng tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm từ 5 - 15%.
Đề nghị bà con có ao trên địa bàn xã, làm theo hương dẫnkỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng Thuỷ sản như trên đạt kết quả cao.
"Trịnh Hà"

Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng thủy sản

Đăng lúc: 09/04/2024 (GMT+7)
100%

Hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng thủy sản

Cải tạo ao và xử lý nước trước khi thả cá

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao nuôi rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi thì phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng, tích tụ dưới đáy và xung quanh bờ ao sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của đàn cá, và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Vì vậy để vụ nuôi đạt kết quả cao, UBND xã hướng dẫn bà con kỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng thủy sản như sau:

1. Chuẩn bị ao

- Tát cạn ao, tu sửa bờ ao, cống cấp thoát nước, vét bùn đáy chỉ để lại mức 10 - 20 cm nhằm làm tăng độ sâu nước ao và giảm sự biến động nhiệt độ trong ngày, đồng thời cải tạo điều kiện các yếu tố thủy hoá ở đáy như CO2, 02, H2S, NH3.... san phẳng đáy ao để thuận tiện thu hoạch thủy sản.

- Phun chế phẩm vi sinh giúp phân hủy chất hữu cơ, chất thải độc hại còn ngấm trong đất, đáy ao.

2. Bón vôi

- Khử trùng đáy ao bằng vôi bột; rắc vôi quanh bờ ao và đáy ao còn giúp môi trường đáy tơi xốp, giúp pH môi trường nước luôn luôn ổn định ở mức kiềm yếu, kích thích các phiêu sinh vật làm thức ăn của cá phát triển tốt và tăng hiệu quả của các loại phân bón, tăng hàm lượng Ion Ca có lợi cho sinh trưởng của cá.

- Mặt khác bón vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh, diệt các loại cá tạp, cá dữ có hại cho thủy sản nuôi. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất, có thể bón với liều lượng 5 - 7 kg/100 m2, 10 - 15kg /100m2hoặc nhiều hơn sao cho pH ổn địnhtrên 6,5. Nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2sau đó tháo nước vào tháo rửa 1-2lần.

- Rải vôi đều khắp ao.

Khử trùng ao nuôi bằng vôi bột

3. Phơi ao

- Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nguồn chất hữu cơ còn lại trong đáy ao (thức ăn thừa, chất thải của thủy sản) sẽ bị phân hủy thành các chất vô cơ ít gây ảnh hưởng đến ao nuôi, giải phóng các chất độc tích tụ trong đất.

- Thời gian phơi ao phụ thuộc vào thời tiết khí hậu để đảm bảo ao có thể đạt tiêu chuẩn phơi khô. Thời gian phơi đáy tối thiểu 07 ngày.

- Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô, nứt chân chim

4. Cấp nước vào ao

- Nguồn nước phải chủ động, không bị ô nhiễm.

- Giàu ôxy, hàm lượng oxy hòa tan nên ở mức ≥ 4mg/ lít; pH: 7 - 8,5.

- Tiến hành cấp nước vào ao thành 2 lần:

+ Lần 1: Cấp nước vào ao với mực nước 0,3 - 0,5 m, sau đó bón phân gây màu và ngâm ao 3 - 5 ngày.

+ Lần 2: Cấp đủ mực nước theo yêu cầu.

- Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm, đểtránh cá tạp, cá dữ xâm nhập vào ao

5. Bón phân gây màu nước

Để tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên cho ao nuôi phải gây màu nước ngay từ ban đầu. Bón phân có tác dụng bổ sung muối dinh dưỡng tăng cường số lượng vi khuẩn và chất hữu cơ hoà tan trong vùng nước.

Có thể dùng phân hữu cơ và phân vô cơ để gây màu nước cho ao.

- Phân hữu cơ: có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân xanh để bón lót (chú ý: phân chuồng phải được ủ hoai; phân xanh: không dùng các loại cây có vị đắng, có chất độc, chất dầu như: lá xoan, xương rồng, lá bạch đàn…). Liều lượng sử dụng: phân chuồng 300 kg/100 m2, phân xanh từ 300 - 500 kg/100 m2.

- Phân vô cơ: có thể dùng phân lân kết hợp với phân đạm hoặc NPK. Liều lượng sử dụng: 0,2-0,4 kg/100m2, tỷ lệ đạm/lân: 2/1. Chú ý: hòa tan vào nước và tạt đều khắp mặt ao. Tuyệt đối không được bón trực tiếp phân vô cơ vào nền đáy ao.

Đối với ao nuôi công nghiệp tùy đối tượng nuôi ta chỉ nên dùng phân vô cơ hoặc phân vi sinh để bón ao tạo cơ sở thức ăn tự nhiên ban đầu tránh dùng các loại phân hữu cơ để hạn chế ô nhiễm đáy ao sau này.

Sau khi hoàn thiện các bước, thấy nước lên màu xanh đọt chuối là ta tiến hành thả cá, bắt đầu vụ nuôi mới.

Nếu việc cải tạo ao làm đúng kỹ thuật có thể làm giảm chi phí từ 5 - 10% và giúp tăng tỷ lệ sống của cá nuôi thương phẩm từ 5 - 15%.
Đề nghị bà con có ao trên địa bàn xã, làm theo hương dẫnkỹ thuật cải tạo ao nuôi trồng Thuỷ sản như trên đạt kết quả cao.
"Trịnh Hà"

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT