Hướng dẫn một số biện pháp quản lý bệnh Đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 18/03/2024 (GMT+7)
100%

Dấu hiệu lúa bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn

Hiện nay, các trà lúa Xuân trên địa bàn xã đang giai đoạn đẻ nhánh, những ngày qua thời tiết nhiều mây, mưa phùn, ẩm ướt, đêm và sáng có dông gió, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết những tháng tới sẽ ấm dần lên, nắng mưa xen kẻ, xuất hiện nhiều trận dông gió, độ ẩm cao, kết hợp bà con nông dân bón thúc đón đòng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm sọc vi khuẩn sẽ gây hại và lây lan trên diện rộng. Để cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và đảm bảo năng suất cao, UBND xã hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024 như sau:

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola gây ra, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Triệu chứng:Bệnh gây hại trên lá, vết bệnh là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục sau đó khô lại thành những viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá và rơi xuống nước trên ruộng. Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau.

Lá lúa bị bệnh đốm sọc vi khuẩn

Đặc điểm phát sinh gây hại:Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nắng mưa xen kẻ, ngày nắng đêm mưa, nhiệt độ 26-300C, đặc biệt có mưa to, dông gió, vi khuẩn xâm nhập và gây hại qua lỗ khí khổng và các vết thương cơ giới trên lá lúa trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho việc phát triển của vi khuẩn, trên mặt lá bệnh tiết ra những giọt keo vi khuẩn thông qua sự va chạm giữa các lá lúa, truyền bệnh cho các lá khỏe nhờ mưa gió; trên những chân ruộng sâu trũng, màu mỡ, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, thiếu kali, cây lúa xanh tốt, thân mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích lũy cao thì cây dễ bị nhiễm bệnh nặng; đặc biệt những chân ruộng chua, trũng, gieo cấy, sạ dày, vùng đất hẩu, hàng lúa bị bóng cây che phủ thì bệnh phát triển và gây hại nặng hơn.

Vết bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lá lúa

Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn hiệu quả cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Trong đó, việc chọn giống kháng bệnh, chăm sóc cây khỏe đặt lên hàng đầu, cấy thưa, mật độ hợp lý, bón cân đối dinh dưỡng NPK, bón nặng đầu nhẹ cuối, bón tập trung sau khi gieo cấy 7-10 ngày, tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, sinh trưởng phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu bệnh ngay từ giai đoạn đầu; thường xuyên thăm đồng phát hiện bệnh sớm; khi bệnh xuất hiện cần ngưng ngay việc bón phân đạm, phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng (chỉ bón lại khi cây khỏi bệnh); sau đó sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có chứa các hoạt chất như: Copper Hydroxide, Oxolinic acid, Thiodiaxole Zinc, Thiodiazol copper... có trong tên một số thương phẩm như: Totan 200WP, Visen 20SC, Ychatot 900SP, Kasumil 2L, Batocide 12WP... để phun trừ bệnh.

Lưu ý:Cần tiến hành phun sớm khi bệnh mới chớm phát sinh gây hại, khi phun cần cho thuốc bảo vệ thực vật tiếp xúc trực tiếp với vết bệnh, phun kỹ vào ổ bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, nếu ruộng lúa bị bệnh nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 5-7 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân, phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.

Trịnh Hà

Hướng dẫn một số biện pháp quản lý bệnh Đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Đăng lúc: 18/03/2024 (GMT+7)
100%

Dấu hiệu lúa bị nhiễm bệnh đốm sọc vi khuẩn

Hiện nay, các trà lúa Xuân trên địa bàn xã đang giai đoạn đẻ nhánh, những ngày qua thời tiết nhiều mây, mưa phùn, ẩm ướt, đêm và sáng có dông gió, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết những tháng tới sẽ ấm dần lên, nắng mưa xen kẻ, xuất hiện nhiều trận dông gió, độ ẩm cao, kết hợp bà con nông dân bón thúc đón đòng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm sọc vi khuẩn sẽ gây hại và lây lan trên diện rộng. Để cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và đảm bảo năng suất cao, UBND xã hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa vụ Xuân năm 2024 như sau:

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola gây ra, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Triệu chứng:Bệnh gây hại trên lá, vết bệnh là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục sau đó khô lại thành những viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá và rơi xuống nước trên ruộng. Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau.

Lá lúa bị bệnh đốm sọc vi khuẩn

Đặc điểm phát sinh gây hại:Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nắng mưa xen kẻ, ngày nắng đêm mưa, nhiệt độ 26-300C, đặc biệt có mưa to, dông gió, vi khuẩn xâm nhập và gây hại qua lỗ khí khổng và các vết thương cơ giới trên lá lúa trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho việc phát triển của vi khuẩn, trên mặt lá bệnh tiết ra những giọt keo vi khuẩn thông qua sự va chạm giữa các lá lúa, truyền bệnh cho các lá khỏe nhờ mưa gió; trên những chân ruộng sâu trũng, màu mỡ, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, thiếu kali, cây lúa xanh tốt, thân mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích lũy cao thì cây dễ bị nhiễm bệnh nặng; đặc biệt những chân ruộng chua, trũng, gieo cấy, sạ dày, vùng đất hẩu, hàng lúa bị bóng cây che phủ thì bệnh phát triển và gây hại nặng hơn.

Vết bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lá lúa

Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn hiệu quả cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Trong đó, việc chọn giống kháng bệnh, chăm sóc cây khỏe đặt lên hàng đầu, cấy thưa, mật độ hợp lý, bón cân đối dinh dưỡng NPK, bón nặng đầu nhẹ cuối, bón tập trung sau khi gieo cấy 7-10 ngày, tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, sinh trưởng phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu bệnh ngay từ giai đoạn đầu; thường xuyên thăm đồng phát hiện bệnh sớm; khi bệnh xuất hiện cần ngưng ngay việc bón phân đạm, phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng (chỉ bón lại khi cây khỏi bệnh); sau đó sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có chứa các hoạt chất như: Copper Hydroxide, Oxolinic acid, Thiodiaxole Zinc, Thiodiazol copper... có trong tên một số thương phẩm như: Totan 200WP, Visen 20SC, Ychatot 900SP, Kasumil 2L, Batocide 12WP... để phun trừ bệnh.

Lưu ý:Cần tiến hành phun sớm khi bệnh mới chớm phát sinh gây hại, khi phun cần cho thuốc bảo vệ thực vật tiếp xúc trực tiếp với vết bệnh, phun kỹ vào ổ bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, nếu ruộng lúa bị bệnh nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 5-7 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân, phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.

Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT