Phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa vụ xuân năm 2024

Đăng lúc: 04/03/2024 (GMT+7)
100%

Lúa giai đoạn đẻ nhánh

Hiện nay Qua kiểm tra của bộ phận chuyên môn, cây lúa vụ Xuân năm 2024 trên địa bàn xã đang bước vào giai đoạn đầu đẻ nhánh - đẻ nhánh, thời tiết ấm bà con nông dân tập trung chăm bón nên cây lúa phát triển nhanh, bộ lá xanh tốt, kết hợp việc nông dân gieo cấy các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn cộng với diễn biến thời tiết khí hậu rất thuận lợi, đêm và sáng sớm có sương mù nhiều, mưa phùn, ẩm ướt kéo dài, nền nhiệt độ 20-260C, ẩm độ trên 85% được duy trì trong nhiều ngày, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Để quản lý tốt bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa vụ Xuân. UBND xã Thiệu Giang và HTXDVNN hướng dẫn tới bà con một số biện pháp như sau:

Nguyên nhân:Bệnh do nấm Pyricularia Oryzae gây ra. Nấm phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa từ giai đoạn mạ đến chín.

Triệu chứng bệnh:

Trên lá: Lúa lúc đầu vết bệnh chỉ bằng mũi kim châm xung quanh có quầng màu vàng, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt sau chuyển sang màu nâu đen rồi lan rộng thành hình thoi ở giữa có màu xám tro. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau tạo mảng lớn gây cháy cả lá và chết cây.

Trên thân, cổ bông và cổ gié: Vết bệnh có thể xuất hiện trên thân, cổ bông, cổ gié lúa; lúc đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám sau chuyển thành màu nâu ăn lan quanh thân,

Ruộng lúa bị bệnh đạo ôn lá

Biện pháp phòng bệnh:

Ngay từ đầu vụ bà con cần sử dụng giống kháng bệnh, chăm sóc cây khỏe, gieo cấy mật độ khoảng cách thích hợp lúa thuần 35-45 khóm/m2, lúa lai từ 30-40 khóm/m2, bón phân cân đối, không bón thừa đạm, bón nặng đầu, nhẹ cuối, tránh bón lai dai, rải rác về cuối vụ, tăng cường bón phân chuồng hoai mục, phân lân, phân kali, tránh bón thừa đạm, đảm bảo mực nước giai đoạn lúa đẻ nhánh từ 2-3 cm, tuyệt đối không để ruộng bị thiếu nước khô hạn.

Vết bệnh đạo ôn hình kim châm khi mới xuất hiện

Biện pháp trị bệnh:

Khi cây lúa xuất hiện những vết bệnh đầu tiên cần ngưng ngay việc bón phân đạm, không phân bón qua lá (chỉ bón lại khi lá mới ra không xuất hiện vết bệnh); sau đó sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất như: Trycyclazole, Isoprothiolane, Tebuconazole, Iprobenfos... có trong một số tên thương phẩm như: Angate 75WP, Filia 525SE, Ninja 35EC, Beam 75WP, Bump 650WP, Xanilzol 500SC... Sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng” nếu ruộng lúa bị bệnh nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 3-5 ngày, đối với những ruộng lúa đã bị bệnh đạo ôn lá cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trỗ 5-7 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân; phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.

Phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa vụ xuân năm 2024

Đăng lúc: 04/03/2024 (GMT+7)
100%

Lúa giai đoạn đẻ nhánh

Hiện nay Qua kiểm tra của bộ phận chuyên môn, cây lúa vụ Xuân năm 2024 trên địa bàn xã đang bước vào giai đoạn đầu đẻ nhánh - đẻ nhánh, thời tiết ấm bà con nông dân tập trung chăm bón nên cây lúa phát triển nhanh, bộ lá xanh tốt, kết hợp việc nông dân gieo cấy các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn cộng với diễn biến thời tiết khí hậu rất thuận lợi, đêm và sáng sớm có sương mù nhiều, mưa phùn, ẩm ướt kéo dài, nền nhiệt độ 20-260C, ẩm độ trên 85% được duy trì trong nhiều ngày, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Để quản lý tốt bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa vụ Xuân. UBND xã Thiệu Giang và HTXDVNN hướng dẫn tới bà con một số biện pháp như sau:

Nguyên nhân:Bệnh do nấm Pyricularia Oryzae gây ra. Nấm phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa từ giai đoạn mạ đến chín.

Triệu chứng bệnh:

Trên lá: Lúa lúc đầu vết bệnh chỉ bằng mũi kim châm xung quanh có quầng màu vàng, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt sau chuyển sang màu nâu đen rồi lan rộng thành hình thoi ở giữa có màu xám tro. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau tạo mảng lớn gây cháy cả lá và chết cây.

Trên thân, cổ bông và cổ gié: Vết bệnh có thể xuất hiện trên thân, cổ bông, cổ gié lúa; lúc đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám sau chuyển thành màu nâu ăn lan quanh thân,

Ruộng lúa bị bệnh đạo ôn lá

Biện pháp phòng bệnh:

Ngay từ đầu vụ bà con cần sử dụng giống kháng bệnh, chăm sóc cây khỏe, gieo cấy mật độ khoảng cách thích hợp lúa thuần 35-45 khóm/m2, lúa lai từ 30-40 khóm/m2, bón phân cân đối, không bón thừa đạm, bón nặng đầu, nhẹ cuối, tránh bón lai dai, rải rác về cuối vụ, tăng cường bón phân chuồng hoai mục, phân lân, phân kali, tránh bón thừa đạm, đảm bảo mực nước giai đoạn lúa đẻ nhánh từ 2-3 cm, tuyệt đối không để ruộng bị thiếu nước khô hạn.

Vết bệnh đạo ôn hình kim châm khi mới xuất hiện

Biện pháp trị bệnh:

Khi cây lúa xuất hiện những vết bệnh đầu tiên cần ngưng ngay việc bón phân đạm, không phân bón qua lá (chỉ bón lại khi lá mới ra không xuất hiện vết bệnh); sau đó sử dụng ngay thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất như: Trycyclazole, Isoprothiolane, Tebuconazole, Iprobenfos... có trong một số tên thương phẩm như: Angate 75WP, Filia 525SE, Ninja 35EC, Beam 75WP, Bump 650WP, Xanilzol 500SC... Sử dụng theo nguyên tắc “4 đúng” nếu ruộng lúa bị bệnh nặng cần phun nhắc lại lần hai sau lần một 3-5 ngày, đối với những ruộng lúa đã bị bệnh đạo ôn lá cần phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trỗ 5-7 ngày, nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun, cần phun ướt đẫm lá và thân; phun vào lúc chiều mát, tránh ảnh hưởng đến quá trình phơi màu của lúa.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT