Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu phi

Đăng lúc: 11/07/2024 (GMT+7)
100%

Phun hóa chất vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống bệnh DTLCP

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT từ đầu năm đến nay đã xuất hiện trên 410 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) tại 40 tỉnh, thành phố với 17.430 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu huỷ (tăng 53.74% so với cùng kỳ); nhất là tại các tỉnh giáp với Thanh Hóa đang xảy ra dịch như: tỉnh Sơn La, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nghệ An; tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt theo dự báo thời tiết hiện tại và thời gian tới, nắng nóng gay gắt kết hợp mưa giông thay đổi thất thường là một tác nhân gây stress ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, làm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu phi trong giai đoạn hiện nay.

Để chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn xã, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn bà con chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1.Đối với chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi lợn

Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi,…).

Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.Nên có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập hoặc lợn bị bệnh.Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống khoảng 1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.

2.Đối với lợn giống

Lợn được nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, từ những cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

3.Quy trình chăn nuôi

Áp dụng phương thức quản lý đàn lợn "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng. Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn. Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phòng, chống bệnh DTLCP

4.Vệ sinh, tiêu độc và kiểm soát người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi

Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng. Bổ sung hoặc thay hàng ngày thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi.

Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới vào nuôi.

5.Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Không để xe máy, xe đạp, xe đẩy, xe thồ,… trong khu chuồng nuôi lợn. Các phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi đến khu vực nuôi lợn. Chỉ sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển.Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.

6.Xử lý chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi phải được thu gom về khu vực cuối chuồng nuôi để xử lý hoặc để xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học phù hợp.

7.Tiêm vắc xin phòng bệnh:

Chủ động quản lý, chăm sóc đàn lợn chu đáo,phòng bệnh từ sớm, từ xa bằng cách tiêm phòng vacxindịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Thú y, cùng với một số bệnh khác như: Tai xanh (PRRS), Lở mồm long móng…đồng thời có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan… để tăng cường sức đề kháng cho lợn.

Khi phát hiện lợn mắc bệnh, phải khẩn trương lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, đồng thời xử lý nhanh ổ dịch để tránh lây lan trên diện rộng.Thực hiện tốt nguyên tắc 5 không: Không dấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn nghi ngờ bị bệnh; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa, mất vệ sinh.

Bệnh dịch tả lợn Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thường có nguy cơ lây lan nhanh. Do vậy các địa phương, nhất là người chăn nuôi cần chủ động thực hiện nghiêm túc, triệt để đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch để hạn chế thấp nhất nguy cơ phát tán dịch bệnh và gây rủi ro thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi lợn.
Trịnh Hà

Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu phi

Đăng lúc: 11/07/2024 (GMT+7)
100%

Phun hóa chất vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống bệnh DTLCP

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT từ đầu năm đến nay đã xuất hiện trên 410 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) tại 40 tỉnh, thành phố với 17.430 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu huỷ (tăng 53.74% so với cùng kỳ); nhất là tại các tỉnh giáp với Thanh Hóa đang xảy ra dịch như: tỉnh Sơn La, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nghệ An; tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt theo dự báo thời tiết hiện tại và thời gian tới, nắng nóng gay gắt kết hợp mưa giông thay đổi thất thường là một tác nhân gây stress ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, làm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu phi trong giai đoạn hiện nay.

Để chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn xã, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, UBND xã Thiệu Giang hướng dẫn bà con chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1.Đối với chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi lợn

Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi,…).

Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.Nên có ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập hoặc lợn bị bệnh.Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

Nếu có điều kiện thì nuôi theo phương pháp cách ô (mỗi ô chuồng có khoảng trống khoảng 1m) để giảm thiểu lợn giữa các ô chuồng tiếp xúc với nhau.Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.

2.Đối với lợn giống

Lợn được nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, từ những cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần.

3.Quy trình chăn nuôi

Áp dụng phương thức quản lý đàn lợn "cùng vào - cùng ra" theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng. Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển.

Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn. Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn. Sử dụng các chế phẩm sinh học trong nước uống, độn chuồng và định kỳ phun sương trong chuồng nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phòng, chống bệnh DTLCP

4.Vệ sinh, tiêu độc và kiểm soát người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi

Hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng. Bổ sung hoặc thay hàng ngày thuốc sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi.

Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tuần; phun thuốc sát trùng trong chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới vào nuôi.

5.Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi

Không để xe máy, xe đạp, xe đẩy, xe thồ,… trong khu chuồng nuôi lợn. Các phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi đến khu vực nuôi lợn. Chỉ sử dụng xe nội bộ của khu chuồng nuôi để vận chuyển.Nên có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, trường hợp dùng chung thì phải vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi sử dụng.

6.Xử lý chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi phải được thu gom về khu vực cuối chuồng nuôi để xử lý hoặc để xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học. Chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp sinh học phù hợp.

7.Tiêm vắc xin phòng bệnh:

Chủ động quản lý, chăm sóc đàn lợn chu đáo,phòng bệnh từ sớm, từ xa bằng cách tiêm phòng vacxindịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo, hướng dẫn của ngành Thú y, cùng với một số bệnh khác như: Tai xanh (PRRS), Lở mồm long móng…đồng thời có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan… để tăng cường sức đề kháng cho lợn.

Khi phát hiện lợn mắc bệnh, phải khẩn trương lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, đồng thời xử lý nhanh ổ dịch để tránh lây lan trên diện rộng.Thực hiện tốt nguyên tắc 5 không: Không dấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn nghi ngờ bị bệnh; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa, mất vệ sinh.

Bệnh dịch tả lợn Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thường có nguy cơ lây lan nhanh. Do vậy các địa phương, nhất là người chăn nuôi cần chủ động thực hiện nghiêm túc, triệt để đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch để hạn chế thấp nhất nguy cơ phát tán dịch bệnh và gây rủi ro thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi lợn.
Trịnh Hà

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT