UBND huyện Thiệu Hoá tổ chức tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp trên một số cây trồng chủ lực.

Đăng lúc: 17/07/2024 (GMT+7)
100%

8ec0f1a4de5efdcdth9.jpg
Chiều ngày 16/7, UBND huyện Thiệu Hoá phối hợp tổ chức tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp trên một số cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu, xây dựng cấp và quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn huyện. Tham gia hội nghị tập huấn có đồng chí Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng và các bộ, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện; đại diện Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Tỉnh; Lãnh đạo Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; Lãnh đạo UBND, công chức Địa chính- Nông nghiệp, Giám đốc , kỷ thuật viên HTX DVNN; đại diện các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất lúa, rau màu của các xã, thị trấn.
Tại lớp tập huấn các học viên được cán bộChi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Tỉnh đã thông qua nội dung hướng dẫn số 4192 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về cấp quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh với các nội dung như: Cơ sở pháp lý, phậm vi đối tượng, thuật nữ và định nghĩa, yêu cầu vùng trồng, thực hiện cấp và cấp lại mã số vùng trồng, đình chỉ sử dụng, huỷ bỏ mã ssos vùng trồng đã cấp, trình tự, thủ tục cấp và cấp lại mã số vùng trồng. Ngoài ra còn truyền đạt một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp, kỷ thuật IPM trên cây lúa; cách phát hiện dịch hại trên cây rau màu Bắp cải, bầu, bí, dưa…và các biện pháp quản lý. Bên cạnh đó, các học viên không những được truyền đạt về lý thuyết ở trên lớp mà còn kết hợp theo phương pháp 2 chiều trong mọi hoạt động, giảng viên là người điều hành hướng dẫn thảo luận, tổng hợp vấn đề và giải quyết thắc mắc khi cần thiết và cùng nhau thảo luận sôi nổi, chia sẻ kinh nghiệm giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu kiến thức.
Thông qua lớp tập huấn nhằm giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại và bảo tồn thiên địch, thông qua áp dụng hài hòa các biện pháp canh tác, tăng khả năng chống chịu của cây trồng, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, giúp cho cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, thị trấnđủ năng lực để hướng dẫn nông dân áp dụng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “1 phải, 5 giảm” trên các cây trồng chủ lực; xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau.
Thanh An

UBND huyện Thiệu Hoá tổ chức tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp trên một số cây trồng chủ lực.

Đăng lúc: 17/07/2024 (GMT+7)
100%

8ec0f1a4de5efdcdth9.jpg
Chiều ngày 16/7, UBND huyện Thiệu Hoá phối hợp tổ chức tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp trên một số cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu, xây dựng cấp và quản lý mã số vùng trồng trên địa bàn huyện. Tham gia hội nghị tập huấn có đồng chí Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng và các bộ, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện; đại diện Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Tỉnh; Lãnh đạo Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên; Lãnh đạo UBND, công chức Địa chính- Nông nghiệp, Giám đốc , kỷ thuật viên HTX DVNN; đại diện các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất lúa, rau màu của các xã, thị trấn.
Tại lớp tập huấn các học viên được cán bộChi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Tỉnh đã thông qua nội dung hướng dẫn số 4192 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về cấp quản lý mã số vùng trồng lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh với các nội dung như: Cơ sở pháp lý, phậm vi đối tượng, thuật nữ và định nghĩa, yêu cầu vùng trồng, thực hiện cấp và cấp lại mã số vùng trồng, đình chỉ sử dụng, huỷ bỏ mã ssos vùng trồng đã cấp, trình tự, thủ tục cấp và cấp lại mã số vùng trồng. Ngoài ra còn truyền đạt một số khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp, kỷ thuật IPM trên cây lúa; cách phát hiện dịch hại trên cây rau màu Bắp cải, bầu, bí, dưa…và các biện pháp quản lý. Bên cạnh đó, các học viên không những được truyền đạt về lý thuyết ở trên lớp mà còn kết hợp theo phương pháp 2 chiều trong mọi hoạt động, giảng viên là người điều hành hướng dẫn thảo luận, tổng hợp vấn đề và giải quyết thắc mắc khi cần thiết và cùng nhau thảo luận sôi nổi, chia sẻ kinh nghiệm giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ và tiếp thu kiến thức.
Thông qua lớp tập huấn nhằm giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái để quản lý dịch hại và bảo tồn thiên địch, thông qua áp dụng hài hòa các biện pháp canh tác, tăng khả năng chống chịu của cây trồng, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, giúp cho cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, thị trấnđủ năng lực để hướng dẫn nông dân áp dụng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), “1 phải, 5 giảm” trên các cây trồng chủ lực; xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau.
Thanh An
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT