HƯỚNG DẪN Kỹ thuật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và sâu bệnh khác hại lúa mùa 2024

Đăng lúc: 26/07/2024 (GMT+7)
100%

Hiện nay, lúa mùa đang giai đoạn làm đòng, một số dện tích cấy sau đang giai đoạn đứng cái, thời gian qua nông dân tập trung chăm sóc bón thúc đợt 2 nên cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
OIP.jpg
Qua kiểm tra của UBND xã trên đồng ruộng đã xuất hiện trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 với mật độ từ 10- 30con/m2, cá biệt nơi cao 50con/m2. Nhận định thời gian tới, sâu non lứa 6 sẽ nở rãi rác từ cuối tháng 7 và nở tập trungđợt 1: từ 01- 5/8; đợt 2: 5- 10/8, mật độ cao - rất cao và hại mạnh trên tất cả các trà. Nếu không phòng trừ kịp thời tỷ lệ lá bị cuốn trắng tăng cao, làm ảnh hưởng đến bộ lá công năng và lá đòng.
Ngoài ra, sâu đục thân 2 chấm lứa 3: Trưởng thành và ổ trứng đang xuất hiện cục bộ nơi cao 1-2 con/m2. Dự kiến sâu non lứa 4, nở từ 7-15/8 gây hại mạnh cục bộ trên diện tích trà sớm, ảnh hưởng đến năng suất.
Rầy nâu rầy lưng trắng lứa 5 mật độ tích lũy cuối tháng 7, lứa 6 phát sinh trên trà mùa sớm khoảng đầu tháng 8. Nhận định thời gian tới: rầy lứa 6 nở rộ từ 10 - 20/8 làm mật độ tăng cao, kết hợp với thời tiết nắng mưa xen kẽ, rầy hại mạnh trên diện tích chín đỏ đuôi. Nếu không phòng trừ kịp có nguy cơ cháy chòm, cháy ổ, làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Để chủ động quản lý tốt dịch hại lúa vụ mùa, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và các đối tượng sâu bệnh khác. UBND xã Thiệu Giang Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:
* Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 6:
Cần kiểm tra cụ thể, hướng dẫn phun trừ bằng thuốc hóa học khi mật độ sâu ≥10 con/m2 (Hiệu quả khi phun sâu tuổi 1- 2) bằng các loại thuốc: Voliam Targo 063SC, Prevathon®5SC, Clever 150SC/300WG, Virtako 40WG, Obaone 95WG, Bạch Hổ®150SC, Dylan 2EC, Angun5WG…
Lưu ý: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 khả năng hại rất mạnh, đặc biệt hại các lá công năng và lá đòng, làm giảm năng suất. Vì vậy các thôn phải theo dõi chặt chẽsau phun 3- 5 ngày, mật độ còn ≥10 con/m2, cần thực hiện phun kép lần, lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2, phun khi lá khô, với diện

* Đối với Sâu đục thân 2 chấm lứa 4:
Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nhất là trên các diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp để phát hiện trứng sâu sớm. Tập trung kiểm tra dọc bờ, kiểm tra mặt trên lá lúa để phát hiện ổ trứng.Sử dụng các biện pháp thủ công là ngắt ổ trứng để hạn chế sự gây hại của sâu.
Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên cần thực hiện khuyến cáo phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV và những nơi có mật độ 1 ổ/m2 thì cần khuyến cáo phun kép 2 lần. Bằng các loại thuốc hóa học như: Prevathon ® 5SC, Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, Comda gold 5WG,....
* Đối với rầy nâu và rầy lưng trắng:
- Giai đoạn làm đòng - phơi màu:
Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 mật độ cao và tuổi nhỏ, nên kiểm tra và phun trừ khi đến ngưỡng gây hại ≥ 750 con/m2 – 1500 con/m2(20 – 25 con/khóm), bằng các dòng lưu dẫn như: Chess 50WG, Movento 150OD, Schezgold 500WG, Vithoxam 350SC, LK – setup 75WP,...
- Giai đoạn ngậm sữa – đỏ đuôi:
Mật độ sẽ tăng cao cục bộ và gây hại mạnh, có khả năng gây cháy chòm, cháy ổ. Bà con phun trừ rầy khi đến ngưỡng gây hại ≥ 750 con/m2 (20 – 25 con/khóm), giai đoạn lúa đã ngậm sữa – chín sáp cần sử dụng thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Bassa 50EC, LK – setup 75WP, Taron 50EC, Sieusao 40EC,.... đồng thời rẽ lúa theo băng rộng 0,8 - 1 m, để phun rầy có hiệu quả ruộng cần đảm bảo mực nước tối thiểu 2 - 3 cm, lượng nước thuốc tối thiểu 40 lít/500m2.
Trường hợp rầy mật độ cao cần kiểm tra và phun lại lần 2 sau 3 - 4 ngày và thay đổi thuốc ở lần phun nhắc lại.
* Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
Thời gian qua, mưa giông kéo dài, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn lây lan nhanh và có khả năng gây hại mạnh trên diện rộng. Bà con cần kiểm tra thăm đồng và thực hiện các biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV đối với diện tích mới chớm bị bệnh và các diện tích xung quanh khu vực bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đang có sẵn tại hiệu thuốc như: Totan 200WP, Xantocin 20WP, Xanthomix 20WP... Lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2, phun khi lá khô, với diện tích lúa đang trổ cần phun vào chiều mát.
* Đối với bệnh khô vằn:
Phun trừ khi mới bị bệnh bằng các loại thuốc như: Tilt super 300EC, Hexalazole 300SC, Anvil 5SC, Vali 5 SL,....
- Đề nghị các đ/c Trưởng thôn tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các kỹ thuật khi dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng (thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì), đúng lúc (phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, sâu mới nở), đúng cách (đảm bảo mang đầy đủ bảo hộ khi phun thuốc, không phun thuốc ngược chiều gió hoặc khi trời nắng to, khi lá ướt). Sau khi phun thuốc thực hiện để vỏ thuốc vào chỗ chứa đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trên đây là hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và một số sâu bệnh khác hại lúa vụ mùa 2024. UBND xã hướng dẫn để các đ/c Trưởng thôn tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất.
"Trịnh Hà"

HƯỚNG DẪN Kỹ thuật phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và sâu bệnh khác hại lúa mùa 2024

Đăng lúc: 26/07/2024 (GMT+7)
100%

Hiện nay, lúa mùa đang giai đoạn làm đòng, một số dện tích cấy sau đang giai đoạn đứng cái, thời gian qua nông dân tập trung chăm sóc bón thúc đợt 2 nên cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
OIP.jpg
Qua kiểm tra của UBND xã trên đồng ruộng đã xuất hiện trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 với mật độ từ 10- 30con/m2, cá biệt nơi cao 50con/m2. Nhận định thời gian tới, sâu non lứa 6 sẽ nở rãi rác từ cuối tháng 7 và nở tập trungđợt 1: từ 01- 5/8; đợt 2: 5- 10/8, mật độ cao - rất cao và hại mạnh trên tất cả các trà. Nếu không phòng trừ kịp thời tỷ lệ lá bị cuốn trắng tăng cao, làm ảnh hưởng đến bộ lá công năng và lá đòng.
Ngoài ra, sâu đục thân 2 chấm lứa 3: Trưởng thành và ổ trứng đang xuất hiện cục bộ nơi cao 1-2 con/m2. Dự kiến sâu non lứa 4, nở từ 7-15/8 gây hại mạnh cục bộ trên diện tích trà sớm, ảnh hưởng đến năng suất.
Rầy nâu rầy lưng trắng lứa 5 mật độ tích lũy cuối tháng 7, lứa 6 phát sinh trên trà mùa sớm khoảng đầu tháng 8. Nhận định thời gian tới: rầy lứa 6 nở rộ từ 10 - 20/8 làm mật độ tăng cao, kết hợp với thời tiết nắng mưa xen kẽ, rầy hại mạnh trên diện tích chín đỏ đuôi. Nếu không phòng trừ kịp có nguy cơ cháy chòm, cháy ổ, làm ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Để chủ động quản lý tốt dịch hại lúa vụ mùa, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và các đối tượng sâu bệnh khác. UBND xã Thiệu Giang Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:
* Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 6:
Cần kiểm tra cụ thể, hướng dẫn phun trừ bằng thuốc hóa học khi mật độ sâu ≥10 con/m2 (Hiệu quả khi phun sâu tuổi 1- 2) bằng các loại thuốc: Voliam Targo 063SC, Prevathon®5SC, Clever 150SC/300WG, Virtako 40WG, Obaone 95WG, Bạch Hổ®150SC, Dylan 2EC, Angun5WG…
Lưu ý: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 khả năng hại rất mạnh, đặc biệt hại các lá công năng và lá đòng, làm giảm năng suất. Vì vậy các thôn phải theo dõi chặt chẽsau phun 3- 5 ngày, mật độ còn ≥10 con/m2, cần thực hiện phun kép lần, lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2, phun khi lá khô, với diện

* Đối với Sâu đục thân 2 chấm lứa 4:
Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nhất là trên các diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp để phát hiện trứng sâu sớm. Tập trung kiểm tra dọc bờ, kiểm tra mặt trên lá lúa để phát hiện ổ trứng.Sử dụng các biện pháp thủ công là ngắt ổ trứng để hạn chế sự gây hại của sâu.
Khi phát hiện mật độ ổ trứng trong ruộng từ 0,3 ổ/m2 trở lên cần thực hiện khuyến cáo phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV và những nơi có mật độ 1 ổ/m2 thì cần khuyến cáo phun kép 2 lần. Bằng các loại thuốc hóa học như: Prevathon ® 5SC, Virtako 40WG, Voliam Targo 063SC, Comda gold 5WG,....
* Đối với rầy nâu và rầy lưng trắng:
- Giai đoạn làm đòng - phơi màu:
Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 mật độ cao và tuổi nhỏ, nên kiểm tra và phun trừ khi đến ngưỡng gây hại ≥ 750 con/m2 – 1500 con/m2(20 – 25 con/khóm), bằng các dòng lưu dẫn như: Chess 50WG, Movento 150OD, Schezgold 500WG, Vithoxam 350SC, LK – setup 75WP,...
- Giai đoạn ngậm sữa – đỏ đuôi:
Mật độ sẽ tăng cao cục bộ và gây hại mạnh, có khả năng gây cháy chòm, cháy ổ. Bà con phun trừ rầy khi đến ngưỡng gây hại ≥ 750 con/m2 (20 – 25 con/khóm), giai đoạn lúa đã ngậm sữa – chín sáp cần sử dụng thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Bassa 50EC, LK – setup 75WP, Taron 50EC, Sieusao 40EC,.... đồng thời rẽ lúa theo băng rộng 0,8 - 1 m, để phun rầy có hiệu quả ruộng cần đảm bảo mực nước tối thiểu 2 - 3 cm, lượng nước thuốc tối thiểu 40 lít/500m2.
Trường hợp rầy mật độ cao cần kiểm tra và phun lại lần 2 sau 3 - 4 ngày và thay đổi thuốc ở lần phun nhắc lại.
* Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
Thời gian qua, mưa giông kéo dài, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn lây lan nhanh và có khả năng gây hại mạnh trên diện rộng. Bà con cần kiểm tra thăm đồng và thực hiện các biện pháp phòng trừ bằng thuốc BVTV đối với diện tích mới chớm bị bệnh và các diện tích xung quanh khu vực bị bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đang có sẵn tại hiệu thuốc như: Totan 200WP, Xantocin 20WP, Xanthomix 20WP... Lượng nước thuốc đã pha cần đảm bảo 30 – 40 lít/500m2, phun khi lá khô, với diện tích lúa đang trổ cần phun vào chiều mát.
* Đối với bệnh khô vằn:
Phun trừ khi mới bị bệnh bằng các loại thuốc như: Tilt super 300EC, Hexalazole 300SC, Anvil 5SC, Vali 5 SL,....
- Đề nghị các đ/c Trưởng thôn tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các kỹ thuật khi dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng (thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì), đúng lúc (phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, sâu mới nở), đúng cách (đảm bảo mang đầy đủ bảo hộ khi phun thuốc, không phun thuốc ngược chiều gió hoặc khi trời nắng to, khi lá ướt). Sau khi phun thuốc thực hiện để vỏ thuốc vào chỗ chứa đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trên đây là hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và một số sâu bệnh khác hại lúa vụ mùa 2024. UBND xã hướng dẫn để các đ/c Trưởng thôn tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện phòng trừ đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao nhất.
"Trịnh Hà"
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT